Bạn đang có đam mê về thực phẩm và muốn kiếm tiền từ nó. Có một số câu hỏi phát sinh khi bạn muốn bắt đầu. Điều đầu tiên và quan trọng là “Chi phí để mở một quán ăn là bao nhiêu tiền?”. Bảng dự toán chi phí mở quán ăn, nhà hàng được POS365 đưa ra sau đây giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn và biết rằng kế hoạch của mình có thực hiện hóa được hay không.
I. Tại sao nên lập bảng dự toán chi phí mở quán ăn, nhà hàng?
Khi bắt tay vào việc kinh doanh quán ăn, nhà hàng thì bạn cần phải biết cách quản lý tài chính tốt. Tránh trường hợp không kiểm soát được việc sử dụng chi phí trong kinh doanh, gây ra lãng phí không cần thiết hoặc dễ rơi vào tình trạng thiếu hụt ngân sách và phát sinh thêm nhiều vấn đề khác.
Vì vậy, việc lập bảng dự toán chi phí khi mở quán ăn, nhà hàng là điều cần thiết bởi nó sẽ mang lại nhiều lợi ích như sau:
-
Nắm rõ được danh sách những việc cần phải làm
-
Nắm rõ được số vốn đầu tư mở quán ăn, nhà hàng bao nhiêu
-
Nắm rõ được chi phí cố định hàng tháng phải trả
-
Nắm rõ được các khoản chi phí phát sinh để dự phòng ngân sách.
Tại sao nên lập bảng dự toán chi phí mở quán ăn?
II. Bảng dự toán chi phí mở nhà hàng quán ăn
Mở một nhà hàng thường đi kèm với nhiều những cân nhắc cụ thể của riêng bạn. Hãy nhớ rằng, chi phí bắt đầu nhà hàng khác nhau tùy thuộc vào mô hình, vị trí và phạm vi mà bạn muốn thực hiện.
Chẳng hạn, chi phí mở cửa hàng bánh sandwich, nhà hàng thức ăn nhanh hoặc loại nhà hàng take away sẽ ít hơn so với chi phí mở một nhà hàng lên đến hơn 100 chỗ ngồi trong khu phố cao cấp. Hãy chia bảng dự toán chi phí quán ăn của bạn thành chi phí chi tiêu một lần và chi phí phải chi tiêu nhiều lần.
1. Chi phí một lần
Chi phí một lần chính xác là những gì mà bạn chỉ phải chi tiền cho một lần. Hãy nhớ rằng một số trong số này là chi phí một lần thực sự (ví dụ: tiền đặt cọc tòa nhà), trong khi một số khác (ví dụ như nhà bếp và thiết bị nấu ăn, bộ đồ ăn và khăn trải bàn) có thể cần phải được thay thế do hao mòn theo năm tháng. Bảng dự toán chi phí mở nhà hàng khi trả tiền cho các chi phí một lần như sau:
1.1. Tiền đặt cọc tòa nhà
Chi phí tiền đặt cọc tòa nhà này thay đổi chủ yếu theo quy mô và vị trí của quán ăn, nhà hàng. Khoản tiền này thường dao động từ 25- 60 triệu. Khi hai bên đã trao đổi và thống nhất giá thuê thì sẽ ký hợp đồng.
1.2. Giấy phép đăng ký kinh doanh
Bao gồm chi phí cấp phép thành phố, giấy phép kinh doanh rượu và giấy phép tuân thủ an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khỏe. Chi phí dao động từ 2 - 5 triệu tùy thuộc từng khu vực.
Chi phí đăng ký kinh doanh nhà hàng
1.3. Setup trang trí nhà hàng
Điều này bao gồm các chi phí tu sửa lại nhà hàng của bạn. Không gian của nhà hàng thể hiện được phong cách kinh doanh mà bạn muốn. Có nhiều những loại nhà hàng được thiết kế với phong cách hiện đại, cổ điển, nhà hàng sân vườn, … Chi phí để thay đổi không gian của nhà hàng không hề rẻ. Bạn cần phải thay đổi nội thất, màu sắc tường, điện,.... Chi phí cho việc tu sửa cửa hàng có thể lên đến 30 triệu.
Chi phí trang trí, setup nhà hàng
1.4. Trang thiết bị nhà bếp và nấu ăn
Thiết bị nhà bếp và nấu ăn - bắt đầu từ đầu, bạn có thể chi ít nhất 50 triệu cho hoạt động quy mô nhỏ hoặc lên tới hơn 100 triệu cho một kế hoạch lớn hơn. Ngoài thiết bị nấu ăn của bạn (bếp, máy công nghiệp, vỉ nướng,....), bạn cũng sẽ cần trang bị các loại tủ đông, máy rửa bát công nghiệp. Một số địa điểm cung cấp các đồ dùng thanh lý vẫn còn tốt, bạn có thể cân nhắc chúng để giảm bớt chi phí ban đầu cho mình.
Chi phí mua trang thiết bị nhà bếp
1.5. Phần mềm quản lý nhà hàng
Phần mềm quản lý nhà hàng ăn uống POS365: Nếu bạn muốn nhà hàng của mình hoạt động hiệu quả, ngay cả khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý. Vậy thì một hệ thống POS chuyên nghiệp là điều không thể thiếu. Phần mềm hiệu quả giúp bạn thanh toán nhanh, theo dõi đơn hàng, quản lý hàng tồn kho và tính năng tự động hóa quy trình bán hàng sẽ giúp các chủ cửa hàng quản lý việc kinh doanh của mình được hiệu quả nhất.
Phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn POS365
2. Chi phí định kỳ và liên tục
Đây là bảng dự toán chi phí mở nhà hàng với số tiền mà bạn sẽ bỏ ra định kỳ và liên tục.
2.1. Tiền thuê mặt bằng hàng tháng
Thanh toán tiền cho thuê mặt bằng hàng tháng: Điều này có thể thay đổi, bạn có thể thuê mặt bằng và thanh toán 2 cọc 1, 3 cọc 1,... tùy thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên người đi thuê và chủ cho thuê.
2.2. Lương nhân viên
Lương nhân viên - nhân viên của bạn không thể thiếu trong quá trình hoạt động của nhà hàng. Bạn có thể thuê nhân viên order, nhân viên chế biến, bảo vệ trông xe. Tùy thuộc vào từng vị trí và công việc, bạn có thể tốn những khoản chi phí khác nhau. Chi phí thuê nhân viên dao động khoảng 20 triệu.
Chi phí thuê nhân viên nhà hàng
2.3. Chi phí mua nguyên vật liệu
Chi phí nguyên liệu - Chi phí này thay đổi đối với nhu cầu của từng thời điểm. Với việc sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng POS365, bạn có thể nắm rõ được chi phí nguyên vật liệu chế biến, giảm thiểu thất thoát và giúp cho việc nhập hàng hóa được hiệu quả hơn.
Chi phí mua nguyên vật liệu
2.4. Chi phí marketing
Để thành công, bạn sẽ cần phải bỏ ra chi phí để có thể giúp nhà hàng của mình tiếp cận với nhiều khách hàng hơn. Bạn có thể quảng cáo miễn phí và có phí thông qua những trang mạng xã hội, phát tờ rơi, tiền quảng cáo cho sự kiện khuyến mãi, khai trương cửa hàng…
Chi phí marketing nhà hàng
2.5. Các chi phí phát sinh khác
Các chi phí khác sẽ bao gồm tiền điện nước, internet hàng tháng và một số chi phí linh tinh có thể xảy ra bất ngờ như sửa chữa các thiết bị hoặc đồ đạc bị hỏng. Chi phí cho các loại thuế, tiền phòng ngừa rủi ro, chi phí tạo mối quan hệ để việc kinh doanh trở nên suôn sẻ, thuận lợi hơn.
III. Bảng dự toán chi phí mở nhà hàng Excel
Kinh doanh ẩm thực đang là một trong những “miếng mồi béo bở” mà rất nhiều nhà đầu tư muốn khai thác và phát triển. Vì vậy mà ngày càng có nhiều quán ăn, nhà hàng mở ra trên toàn quốc. Để có thể chuẩn bị sẵn sàng đầy đủ mọi thứ trước khi bắt tay vào triển khai mô hình kinh doanh quán ăn, nhà hàng thì chủ đầu tư cần phải dự trù kinh phí và có một số vốn nhất định.
Việc lập bảng dự toán chi phí chi tiết, cụ thể sẽ giúp cho chủ kinh doanh có một khởi đầu suôn sẻ hơn, tránh gặp phải tình trạng thiếu kinh phí đầu tư. Với mỗi quy mô quán ăn, nhà hàng khác nhau thì bảng dự toán chi phí mở nhà hàng Excel sẽ có nhiều điểm khác nhau, nhưng đều dựa trên một khung sườn nhất định.
Muốn lập được một bảng dự toán chi phí mở quán ăn, nhà hàng Excel thì chủ kinh doanh cần phải nắm được các khoản chi phí cần chi trả để mở nhà hàng, quán ăn. Dưới đây là những khoản chi phí bắt buộc phải có khi mở một quán ăn, nhà hàng mà bạn nên nắm rõ:
Bảng dự toán chi phí mở nhà hàng Excel
Kết luận:
Trước khi bắt đầu kinh doanh, biết được bảng dự toán chi phí mở quán ăn sẽ giúp bạn hiểu rõ rằng ý tưởng kinh doanh của mình có khả thi hay không. Nó cũng giúp bạn có động lực và kế hoạch nhằm huy động vốn để bắt đầu mở và duy trì nhà hàng.
Tìm hiểu thêm: Mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn?