Với sự phát triển ngày càng nhanh của lĩnh vực nhà hàng, khách sạn thì việc lên một chiến lược kinh doanh nhà hàng cụ thể sẽ giúp cho việc kinh doanh được thuận lợi. Ở bất cứ một lĩnh vực kinh doanh nào thì tư duy về chiến được kinh doanh phải luôn được hình thành từ khi có quyết định kinh doanh.
I. Các mô hình kinh doanh nhà hàng phổ biến
Thị trường kinh doanh hiện nay ngày càng đa dạng về hình thức lẫn cách thức kinh doanh. Đối với việc kinh doanh nhà hàng cũng vậy, hiện nay chiến lược kinh doanh của các nhà hàng là dựa trên nhu cầu và thị yếu của người tiêu dùng. Sau đây là 4 mô hình chiến lược kinh doanh hiện nay đang rất phổ biến và có tốc độ phát triển rất nhanh.
1.1. Mô hình kinh doanh nhà hàng buffet
Đây có lẽ là mô hình kinh doanh thành công và phổ biến nhất trong mấy năm trở lại đây. Khi kinh tế xã hội đã dần phát triển thì nhu cầu ăn uống một cách thoải mái của khách hàng càng tăng cao. Mô hình kinh doanh buffet là việc khách hàng tự lựa chọn món ăn mình muốn trong memnu và ăn với số lượng tùy ý.
Mô hình kinh doanh nhà hàng buffet
Với một số tiền nhất định, khách hàng có thể lấy đồ ăn một cách thoải mái tùy thích. Đây cũng được xem là mô hình kinh doanh thông minh khi khách hàng có thể thoải mái lấy đồ ăn mà nhân viên cũng có thể phục vụ một lúc nhiều người hơn. Việc tính toán lượng thức ăn cho mỗi khách hàng đã được cân nhắc rất kỹ về lợi nhuận và chi phí, đảm bảo nhà hàng có lời đối với các thực khách. Bên cạnh đó, việc kinh doanh theo mô hình này còn giảm thiểu tối đa lượng thức ăn dư thừa.
>>> Xem thêm: Bí quyết kinh doanh nhà hàng buffet chuyên nghiệp, hiệu quả
1.2. Mô hình kinh doanh nhà hàng Fastfood
Mô hình fastfood hay còn được gọi là kinh doanh đồ ăn nhanh. Ở đây sẽ chuyên phục phục những đồ ăn được làm một cách đồng loạt, nhanh chóng và tiện lợi cho khách hàng có thể ăn nhanh hoặc mang đi.
Thức ăn nhanh hiện nay tại Việt Nam rất phổ biến, nhất là những bạn trẻ rất thích những loại đồ ăn này, vì hương vị hấp dẫn, nhanh chóng và rất tiện lợi. Những món ăn phổ biến này như gà rán, khoai tây chiên, bánh pizza, hotdog..Chúng đều được chuẩn bị với số lượng lớn từ trước và khi khách hàng đến mua thì không cần chờ đợi lâu.
Với mô hình kinh doanh này, vốn bỏ ra không quá nhiều, bắt kịp với xu hướng của giới trẻ, lượng khách hàng đông và rất nhanh thu hồi được vốn.
Mô hình kinh doanh nhà hàng Fastfood
1.3. Mô hình nhượng quyền thương hiệu
Nhượng quyền thương hiệu là mô hình kinh doanh rất phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam hiện nay. Việc xây dựng một thương hiệu kinh doanh cần rất nhiều thời gian cũng như sự đầu tư.
Vì vậy, những thương hiệu kinh doanh đã có vị thế trên thị trường sẽ được những cá nhân hay tổ chức mua bản quyền thương hiệu và kinh doanh trên chính tên thương hiệu đó. Tuy nhiên những quy chuẩn về sản phẩm vị trí, quy trình thì đều phải do hợp đồng thỏa thuận và thống nhất với thương hiệu chính.
Mô hình nhượng quyền thương hiệu
Với mô hình kinh doanh này, doanh thu mang lại là rất lớn và nha. Khi thương hiệu đã được thị trường chấp nhận và có vị thế sẵn thì khi bạn được nhượng quyền thì bạn đã có lượng khách hàng nhất định mà không cần chi phí quảng cáo marketing quá nhiều, vì thương hiệu chính đã làm thay bạn. Những vấn đề như thương hiệu, khách hàng, chiến lược kinh doanh, quảng bá thì bạn không cần phải lo.
1.4. Mô hình kinh doanh quán bar, club
Đây được xem là mô hình phục vụ đồ uống và các món ăn nhẹ đi kèm rất đặc trưng. Ở đây, khách hàng sẽ đánh giá không chỉ về chất lượng đồ uống mà còn một phần ở không gian quán, cách phục vụ và chiến lược kinh doanh thu hút khách hàng. Với mô hình này, sẽ tập trung vào một vài đối tượng khách hàng nhất định. Khách hàng ở đây thường là giới trẻ và những người thích cảm giác trải nghiệm.
Mô hình kinh doanh quán bar, pub
Việc kinh doanh theo mô hình này, đòi hỏi phải có chiến lược và mô hình kinh doanh thấu hiểu khách hàng, lượng khách khách hàng này rất nhạy cảm và có yêu cầu rất cao về sản phẩm và dịch vụ. Tuy nhiên, lợi nhuận cho việc kinh doanh theo mô hình này lại rất lớn, khách hàng đến đấy thường có nhu cầu giải trí vì vậy họ có thể chấp nhận việc bỏ ra một số tiền tướng xứng.
Tham khảo thêm: 12 Xu hướng kinh doanh nhà hàng đang gây "BÃO" hiện nay
II. Xây dựng chiến lược kinh doanh nhà hàng năm 2024
Một chiến lược kinh doanh nhà hàng được xem là có hiệu quả khi biết nắm bắt được tâm lý khách hàng, thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng mục tiêu cũng như tìm ra được cho mình lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Với việc ngày càng nhiều những nhà hàng kinh doanh mọc lên thì chắc chắn muốn tồn tại và phát triển thì bạn phải xây dựng một chiến lượng kinh doanh nhà hàng hiệu quả và phù hợp nhất. Sau đây là các bước giúp bạn xây dựng chiến lược kinh doanh nhà hàng hiệu quả nhất.
2.1. Nghiên cứu thị trường tiềm năng
Trước khi bước vào kinh doanh ở bất cứ thị trường nào thì bạn đều phải nghiên cứu tình hình thị trường đó, xem nhu cầu khách hàng đang là gì? đối thủ của mình là ai? có những hình thức kinh doanh nào tốt nhất?...
Càng hiểu rõ về thị trường thì bạn càng xác định rõ khách hàng mục tiêu của mình và có chiến lược đúng đắn. Để có thể thành công trên thị trường hiện nay thì việc quan trọng nhất là thấu hiểu được nhu cầu của khách hàng và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của họ.
Phải nắm bắt được mục tiêu thị trường hiện nay là gì? Việc xác định mục tiêu là việc mà mỗi nhà hàng cần phải xác định ngay từ đầu và nó cũng phải gắn với mục tiêu của thị trường.
Nghiên cứu thị trường tiềm năng
2.2. Lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp
Địa điểm kinh doanh là yếu tố quyết định rất lớn việc bạn kinh doanh có đông khách hay không. Khi bạn lựa chọn những địa điểm kinh doanh không thuận lợi như ít dân cư, xa trung tâm, hay những địa điểm kinh doanh nhà hàng không phù hợp sẽ dẫn đến sự bất tiện cho khách hàng, việc này có thể làm giảm đáng kể lượng khách hàng đến với quán của bạn.
Việc lựa chọn những địa điểm kinh doanh nhà hàng hợp lý sẽ giúp bạn thu hút được khách hàng, thêm nhiều khách hàng mới. Tuy nhiên, địa điểm kinh doanh còn phụ thuộc vào tiền vốn thuê địa điểm, thuận tiện đi lại, xu hướng phát triển trong tương lai.
Lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp
2.3. Xây dựng thực đơn hấp dẫn
Thực đơn là tất cả những món đồ bàn bạn kinh doanh tại nhà hàng. Việc xây dựng một thực đơn tốt không chỉ ở việc có những món ăn lạ, ngon, hấp dẫn khách hàng mà nó còn phải mang lại cho khách hàng sự lựa chọn thỏa mãn được nhu cầu, đồng thời cũng mang lại nguồn doanh thu cho việc kinh doanh.
Lên một thực đơn phải có những điểm đặc trưng riêng, giúp cho món ăn của bạn được nổi bật thu hút khách hàng. Tùy thuộc vào khách hàng mục tiêu, mô hình kinh doanh của quán mà có thể lên một thực đơn phù hợp nhất.
Xây dựng thực đơn nhà hàng hấp dẫn
Bên cạnh đó, việc quản lý thực đơn hay các món ăn cũng là điều quan trọng mà không ít nhà hàng gặp khó khăn. Việc có quá nhiều món ăn, hay đơn hàng nhiều khiến bạn khó kiểm soát được từng thực đơn của quán...Điều này sẽ trở nên dễ dàng khi bạn sử dụng những phần mềm quản lý nhà hàng thông minh như POS365 vào quá trình order quản lý thực đơn của bạn.
2.4. Quản lý nhân sự tốt
Chế độ phục vụ ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh cũng như lượng khách hàng hàng quay lại của quán. Những đánh giá không tốt về thái độ, cách phục vụ không tốt của nhân viên sẽ khiến khách hàng cũ không quay lại và lượng khách hàng mới sẽ có xu hướng tránh những quán có những đánh giá không tốt này. Dù thực đơn, không gian quán có tốt đến đâu, tuy nhiên cách phục vụ chưa tốt cũng khiến cho việc kinh doanh của bạn đi xuống.
Vì vậy, việc xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp sẽ nhà hàng xây dựng được hình ảnh tốt trong lòng khách hàng, đồng thời cũng xây dựng được cho mình tập khách hàng tiềm năng.
Quản lý nhân sự nhà hàng
2.5. Xây dựng chiến lược marketing hiệu quả
Để khách hàng biết đến nhiều hơn thì rất cần những chiến lược quảng bá hiệu quả. Tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu cũng như tạo dựng hình ảnh thương hiệu tốt cho nhà hàng. Marketing là cách thức nhanh và hiệu quả nhất giúp khách hàng biết đến nhà hàng của bạn cũng như giúp bạn thực hiện việc xây dựng thương hiệu.
Có khá nhiều hình thức marketing mà bạn có thể áp dụng như quảng cáo trên các mạng xã hội như facebook, zalo, chạy quảng cáo trên google hoặc bạn có thể thuê các KOLs có tầm ảnh hưởng phù hợp để quảng bá cho sản phẩm của bạn. Bên cạnh đó, có rất nhiều cách giúp bạn thu hút khách hàng như các chương trình giảm giá, khuyến mại…
Xây dựng chiến lược marketing nhà hàng
Tìm hiểu thêm: 10 lý do nhà hàng kinh doanh THẤT BẠI và cách khắc phục
III. Kết luận
Việc xây dựng một chiến lược kinh doanh nhà hàng hiệu quả phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Chúng ta cần phải biết nắm bắt những xu hướng cũng như nhu cầu của khách hàng để sẵn sàng thay đổi sao cho phù hợp và nâng cao hiệu quả. Có thể áp dụng nhiều phần mềm quản lý nhà hàng thông minh vào việc quản lý được tiện lợi và chính xác.