Doanh số và doanh thu là hai chỉ số khác nhau nhưng chúng có sự liên quan, thể hiện giá trị tăng trưởng cũng như phản ánh tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Vậy doanh thu và doanh số khác nhau như thế nào? Làm thế nào để phân biệt hai chỉ số này?
I. Tổng quan về chỉ số doanh thu và doanh số
Trước khi tìm hiểu về sự khác biệt giữa doanh thu và doanh số hãy cùng điểm qua một vài thông tin cơ bản về hai chỉ số này, cụ thể như sau:
Doanh thu được xác định là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động kinh doanh. Doanh thu trong hoạt động kinh doanh là căn cứ quan trọng để phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Nhờ có doanh thu, doanh nghiệp sẽ đánh giá đúng tình trạng của hoạt động kinh doanh.
Doanh số là gì? Doanh số toàn bộ số lượng sản phẩm/ dịch vụ được bán ra trong một khoảng thời gian nhất định, có thể là tuần/ tháng/ quý/ năm và được gọi là một kỳ kế toán. Doanh số bao gồm doanh số bán hàng - tổng số tiền thu được trong một khoảng thời gian và số tiền chưa được nhận (đại lý ký gửi, đơn hàng giao trước trả tiền sau…)
Tổng quan về chỉ số doanh thu và doanh số
Ví dụ minh họa: Doanh nghiệp X hoạt động kinh doanh xe đạp, mục tiêu kinh doanh trong tháng 10/2023 là 2 tỷ đồng. Vậy đây mục tiêu doanh số hay doanh thu trong tháng 10/2023?
-
Nếu mục tiêu doanh thu trong tháng 10 là 2 tỷ đồng thì từ thời điểm 1/10/2023 đến 31/10/2023 là 2 tỷ đồng. Doanh thu có thể bao gồm cả số tiền thu về trong tháng và cả tiền thu về từ những khách hàng đã mua từ những tháng trước đó nhưng chưa thanh toán.
-
Nếu mục tiêu doanh số từ thời điểm 1/10/2023 - 31/10/2023 thì bạn phải bán được tổng giá trị sản phẩm là 2 tỷ đồng (bao gồm hoạt động bán lẻ, đại lý…) Tổng giá trị này chỉ tính trên tổng số xe bán trong tháng và không tính đến chi phí đầu tư, chi phí cho đại lý…
II. Sự khác nhau giữa doanh số và doanh thu
Để phân biệt chính xác giữa hai chỉ số doanh số và doanh thu thì bạn có thể theo dõi những thông tin được liệt kê trong bảng dưới đây nhé:
Bảng phân biệt doanh thu và doanh số
III. Hệ quả của việc không phân biệt doanh thu và doanh số
Việc không phân biệt giữa hai chỉ số doanh số và doanh thu trong báo cáo tài chính có thể khiến doanh nghiệp gặp phải những rủi ro khôn lường như:
-
Khi doanh số cao, công ty lầm tưởng rằng các hoạt động kinh doanh đã tạo ra lợi nhuận cao mà bỏ qua các chi phí liên quan. Từ đó, lập kế hoạch kinh doanh mà không tính toán đến các chi phí đầu tư liên quan.
-
Đánh giá thấp vai trò của kế toán doanh thu trong hoạt động kinh doanh.
-
Không thể tính toán chính xác dòng tiền.
-
Bỏ quên khái niệm về tính thanh khoản của doanh nghiệp.
>> Xem ngay: 11 cách tăng doanh thu cho doanh nghiệp cần phải biết
IV. Công thức tính doanh thu và doanh số thông dụng nhất
Mỗi doanh nghiệp có một các tính doanh số và doanh thu khác nhau, mức độ đơn giản hay phức tạp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Sau đây là các tính doanh thu, doanh số phổ biến nhất, được áp dụng cho tất cả các đơn vị kinh doanh lớn, nhỏ.
Cách tính doanh thu:
-
Doanh thu đối với hoạt động bán sản phẩm = Giá bán x Số lượng.
-
Doanh thu đối với loại hình dịch vụ = Giá dịch vụ x Số lượng khách hàng.
Công thức tính doanh thu và doanh số thông dụng nhất
Cách tính doanh số:
Doanh số = Giá sản phẩm x Số lượng hàng hóa bán ra.
>> Bạn đã biết? Những cách làm tăng doanh thu cho cửa hàng bán lẻ hiệu quả
V. Cách thúc đẩy doanh số, doanh thu cho doanh nghiệp
Làm thế nào để tăng trưởng doanh số và doanh thu cho doanh nghiệp? Sau đây là những cách thúc đẩy giúp gia tăng hai chỉ số này cho doanh nghiệp, bạn có thể tham khảo nhé:
5.1. Áp dụng chương trình khuyến mãi, giảm giá
Thông qua việc sử dụng các hình thức khuyến mãi, giảm giá sản phẩm/ dịch vụ giúp thu hút khách hàng tiềm năng và khách hàng thân thiết khi kích thích hành vi mua sắm lên cao hơn.
Áp dụng chương trình khuyến mãi, giảm giá
Tuy nhiên, chủ kinh doanh cần lưu ý chỉ nên giảm giá ở mức giá nhất định và một vài thời điểm của quy trình kinh doanh, nếu lạm dụng thường xuyên có thể khiến khách hàng nghi ngờ về chất lượng sản phẩm/ dịch vụ.
5.2. Tạo sự khan hiếm
Tạo sự khan hiếm là một trong những chiến lược thu hút khách hàng nhằm thúc đẩy doanh thu và doanh số bán hàng được nhiều cửa hàng áp dụng trong những năm gần đây. Chiến thuật này gây ra hiệu quả bán hàng cực kỳ lớn, tác động đến tâm lý của đám đông và gây sự tò mò cho khách hàng, nhờ đó nâng cao hiệu quả bán hàng cho doanh nghiệp.
5.3. Cung cấp dịch vụ thú vị
Bên cạnh việc bán hàng, bạn có thể áp dụng thêm các dịch vụ đi kèm như: miễn phí giao hàng, tặng kèm sản phẩm, tặng voucher cho lần mua kế tiếp… nhưng cũng đừng quên đi kèm với những điều kiện nhất định để kích thích nhu cầu mua sắm cũng như khiến khách hàng tin tưởng, không nghi ngờ về chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cung cấp.
Cung cấp dịch vụ thú vị
5.4. Chiến lược quảng cáo phù hợp
Để thúc đẩy doanh số, doanh thu bán hàng thì không thể không có những chiến lược marketing, quảng cáo và tiếp thị sản phẩm tối ưu nhằm thu hút tệp khách hàng tiềm năng biết đến thương hiệu của doanh nghiệp.
Đặc biệt, trong bối cảnh của sự phát triển công nghệ bùng nổ như hiện nay thì doanh nghiệp lại cần thúc đẩy các hình thức quảng cáo đa kênh như: quảng cáo trực tuyến, email marketing, website, truyền thông xã hội, truyền thông đại chúng….
Chiến lược quảng cáo phù hợp
Như vậy có thể thấy doanh số và doanh thu đều là những chỉ số vô cùng quan trọng, phản ánh đến sức mạnh tài chính của doanh nghiệp. Do đó, để phát triển bền vững thì doanh nghiệp cần hiểu rõ về hai chỉ số này cũng như có những chiến lược kinh doanh nhằm thúc đẩy doanh thu cho doanh nghiệp. Hy vọng rằng những thông tin hữu ích mà POS365 bật mí trong bài viết này sẽ giúp bạn có cho mình thêm những kiến thức bổ ích nhé!