Kinh doanh rau sạch đang trở thành xu hướng hot nhất hiện nay với tiềm năng mang đến thu nhập vô cùng lý tưởng. Nếu bạn đang có ý tưởng kinh doanh mặt hàng này nhưng không biết bắt đầu từ đâu thì bài viết này chính là dành cho bạn. Trước tiên bạn cần trang bị những kinh nghiệm cần có để có thể thu được lợi nhuận nhanh chóng. Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây.
I. Tiềm năng khi kinh doanh rau sạch hiện nay
Rau không được đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm hiện nay đang xuất hiện tràn lan trên thị trường và gay ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ của người tiêu dùng. Rất khó cho người dùng để có thể phân biệt đâu là rau sạch.
Tiềm năng khi kinh doanh rau sạch hiện nay
Cũng chính vì lý do này mà không ít người chấp nhận bỏ ra một số tiền gấp rưỡi hoặc thậm chí gấp đôi để mua rau sạch. Do đó kinh doanh rau sạch là một trong những mặt hàng có tiềm năng rất lớn do xu hướng người tiêu dùng quan tâm đến chất lượng thực phẩm và ý thức về sức khỏe. Dưới đây là một số tiềm năng khi kinh doanh mặt hàng này hiện nay:
-
Nhu cầu tăng: Ngày càng nhiều người quan tâm đến dinh dưỡng và môi trường sống lành mạnh. Họ có xu hướng tìm kiếm rau sạch không chứa hóa chất và thuốc trừ sâu. Do đó, cơ hội kinh doanh rau sạch ngày càng tăng.
-
Thị trường tiềm năng: Thị trường rau sạch đang không ngừng phát triển, đặc biệt là trong các thành phố lớn và các khu đô thị. Sự tăng trưởng dân số đô thị và sự kiểm soát chất lượng thực phẩm là những yếu tố thúc đẩy tiềm năng kinh doanh trong tương lai.
-
Tăng trưởng trong ngành công nghiệp rau sạch: Công nghệ và phương pháp trồng rau sạch ngày càng phát triển, giúp nâng cao năng suất và chất lượng rau. Sản xuất rau sạch có thể áp dụng các công nghệ mới như tự động hóa, thủy canh, trồng rau dưới ánh sáng nhân tạo, và sử dụng phân bón hữu cơ để tăng cường hiệu suất sản xuất.
-
Tăng cường xuất khẩu: Rau sạch Việt Nam đang được xem là một thương hiệu có tiềm năng trên thị trường thế giới. Xuất khẩu rau sạch có thể đem lại lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh rau sạch.
-
Cơ hội kinh doanh phụ: Kinh doanh mặt hàng này còn tạo ra nhiều cơ hội phụ, chẳng hạn như kinh doanh các sản phẩm chế biến từ rau sạch như mỳ sạch, nước ép rau, salad, viên rau sấy khô, và nhiều ngành công nghiệp khác.
>> Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng thực phẩm sạch thành công
II. Cần chuẩn bị những gì trước khi kinh doanh rau sạch
Hiện nay, dù bạn muốn tham gia kinh doanh ở lĩnh vực nào thì bạn cũng cần quan tâm đến những thứ cần chuẩn bị trước khi kinh doanh. Cùng chúng tôi tìm hiểu về những điều này trong bài viết ngay sau đây.
2.1 Nghiên cứu và xây dựng kế hoạch kinh doanh
Việc lập kế hoạch kinh doanh rau sạch chi tiết sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất và rõ ràng nhất về hướng đi của doanh nghiệp qua đó có thể nắm vững thị trường và mục tiêu khách hàng. Sau đó xác định cách tổ chức và chiến lược kinh doanh rau sạch phù hợp với mô hình kinh doanh của bạn.
Tiếp theo từ đối tượng khách hàng mục tiêu bạn có thể tìm được vị trí mở cửa hàng phù hợp, thiết kế nội thất để có thể tạo thương hiệu riêng. Xây dựng kế hoạch tài chính, tính toán chi phí khởi đầu, vốn lưu động và dự phòng tài chính,... sẽ giúp bạn có thể dự đoán được trước những khó khăn mà bạn sẽ cần phải đối mặt và hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra.
Nghiên cứu và xây dựng kế hoạch kinh doanh
2.2 Lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp
Mô hình kinh doanh rau sạch phù hợp sẽ phụ thuộc vào nguồn lực, địa điểm và mục tiêu kinh doanh của bạn. Quan trọng nhất là đảm bảo sản phẩm chất lượng, năng suất ổn định và xây dựng mối quan hệ tốt với người tiêu dùng.
Mô hình kinh doanh mặt hàng rau sạch yêu cầu một khoản đầu tư ban đầu để mua hạt giống, đất, hệ thống tưới tiêu, công cụ và thiết bị, và quảng cáo/marketing. Quản lý nguồn vốn và xác định nguồn tài chính sẽ quyết định được mô hình kinh doanh phù hợp.
Hiểu rõ thị trường và khách hàng mục tiêu là cần thiết để lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp. Dựa trên nhu cầu và yêu cầu của khách hàng, bạn có thể quyết định sản xuất rau sạch hữu cơ, trồng rau trong công nghệ thủy canh, hay tạo nên các khu vườn rau sạch trong khu đô thị.
>> Xem thêm: Kinh nghiệm kinh doanh rau củ quả từ A - Z
2.3 Tìm kiếm nguồn hàng chất lượng
Vì mục tiêu của cửa hàng là kinh doanh rau sạch nên hãy chắc chắn rằng toàn bộ rau củ phải được đảm bảo độ an toàn tuyệt đối. Để có được sự đảm bảo này bạn cần khắt khe về khâu lựa chọn muồn hàng chất lượng. Do đó nếu muốn kinh doanh lâu dài thì bạn cần đặt chữ tín lên hàng đầu.
Tâm lý của khách hàng khi mua thực phẩm sạch thường luôn muốn chọn những sản phẩm sạch và có nguồn gốc rõ ràng và không gây hại cho sức khoẻ. Nếu mặt hàng rau cũ của bạn đã trải qua quy trình kiểm định chất lượng thì chắc chắn sẽ tạo được sự tin tưởng với khách hàng.
Tìm kiếm nguồn hàng chất lượng
2.4 Kinh doanh rau sạch cần bao nhiêu vốn
Điều này sẽ tuỳ thuộc vào nguồn hàng cũng như mô hình kinh doanh của bạn. Trong trường hợp bạn tự cung cấp thì sẽ đỡ được chi phí nguồn hàng nhưng cần đầu tư sản xuất ban đầu. Còn nếu bạn lựa chọn kinh doanh mở cửa hàng thì chi phí thuê mặt bằng sẽ là khoản phí rất đáng cân nhắc. Do đây là mặt hàng thiết yếu, ai cũng cần nên bạn không nhát thiết phải thuê của hàng mặt phố quá đắt đỏ.
Ngoài chi phí thuê mặt bằng thì bạn cần hoàn hiện cơ sở vật chất bao gồm thiết bị, tủ mát, đèn,... Bên cạnh đó là các khoản phí khác như thuê nhân sự, marketing hay tìm đối tác kinh doanh rau sạch. Tóm lại toàn bộ bạn sẽ cần phải chuẩn bị từ 60 đến 80 triệu động để kinh doanh mặt hàng này hiệu quả.
III. 4 bí kíp kinh doanh rau củ quả sạch hiệu quả
Ngay sau đây POS365 sẽ chia sẻ với bạn các bí kíp mà bạn nên biết để có thể kinh doanh rau sạch online hay tại nhà.
3.1 Bảo quản rau sạch luôn tươi ngon
Không đảm bảo được độ tươi ngon của sản phẩm là rủi ro trong kinh doanh rau sạch mà bạn nên lưu tâm. Quá trình bảo quản rau sạch để giữ chất lượng là điều vô cùng quan trong do đây là sản phẩm có thời gian sử dụng ngắn lại dễ hỏng. Sau đây các bước bạn nên thực hiện để đảm bảo sản phẩm luôn tươi ngon trong quá trình bán:
Bước 1: Loại bỏ những lá úa già, phần bị úng khi lấy hàng về.
Bước 2: Sử dụng túi gói rau củ riêng thành từng loại theo số lượng, đính kèm nhãn với đầy đủ thông tin.
Bước 3: Bảo quản rau củ và tủ mát hoặc cấp đông để rau được tươi lâu hơn.
Bảo quản rau sạch luôn tươi ngon
3.2 Lựa chọn bao bì nhãn dán phù hợp
Khi kinh doanh rau sạch bạn cần chắc chắn sản phẩm của mình sẽ được đóng gói bằng túi nilon đóng kín để có thể đảm bảo độ tươi ngon và tính thẩm mỹ của mặt hàng. Bảo bì của ạn cần đảm bảo đầy đủ các thông tin quan trọng như:
-
Tính chất thương hiệu của sản phẩm bao gồm các thông tin như: quy trình sản xuất rau củ, nơi giám sát, ngày đóng gói, nơi sản xuất,... Bên cạnh đó các loại rau khi được đóng gói sẽ kèm với các mức khối lượng khác như 300g, 500g,...
-
Thông tin về sản phẩm bao gồm các thông tin như cơ quan chỉ đạo giám sát sản phẩm, tem chứng nhận việc kiểm duyệt và chất lượng của sản phẩm, người sản xuất, nhà phân phối.
3.3 Đa dạng hóa sản phẩm
Việc đa dạng hoá sẽ giúp khách hàng có nhiều lựa chọn hơn và tin tưởng sử dụng sản phẩm của bạn hơn. Bạn có thể thay đổi các loại rau củ quả theo vụ mùa, lựa chọn các loại cây trồng phù hợp, kết hợp với các sản phẩm khác, các sản phẩm chế biến sẵn,...
Việc đa dạng hoá sẽ giúp khách hàng có nhiều lựa chọn hơn và giúp bạn có thể tăng doanh thu nhanh chóng nếu làm tốt điều này cũng như đảm bảo được độ tươi ngon cho sản phẩm.
Đa dạng hóa sản phẩm
3.4 Vận hành, quản lý cửa hàng rau sạch hiệu quả
Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng là một cách hiệu quả để vận hành và quản lý cửa hàng rau sạch. Các phần mềm này giúp bạn tổ chức quy trình bán hàng và quản lý dữ liệu một cách thuận tiện, tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa hoạt động của cửa hàng. Dưới đây là một số lợi ích và tính năng chính của phần mềm bán hàng trong việc vận hành và quản lý cửa hàng kinh doanh rau sạch:
-
Quản lý hàng tồn kho: Phần mềm bán hàng cho phép bạn theo dõi lượng hàng tồn kho, lưu trữ thông tin về các sản phẩm, cập nhật số lượng và thông tin sản phẩm tự động khi có giao dịch mua bán giúp bạn kiểm soát lượng hàng tồn kho, tránh trường hợp thiếu hàng hoặc thừa hàng.
-
Quản lý doanh số bán hàng: Cho phép bạn ghi nhận và theo dõi doanh số bán hàng hàng ngày, tuần, tháng hoặc theo khoảng thời gian tùy chọn. Bạn có thể xem báo cáo doanh số, biểu đồ, và số liệu thống kê để nhận được cái nhìn tổng thể về hiệu suất kinh doanh của cửa hàng.
-
Quản lý đơn hàng và thanh toán: Bạn có thể tiếp nhận và quản lý đơn hàng, tích hợp các phương thức thanh toán đa dạng như tiền mặt, thẻ tín dụng, ví điện tử, qua mạng, và hệ thống thanh toán trực tuyến giúp bạn tăng tính chuyên nghiệp và thuận tiện cho khách hàng.
-
Theo dõi hiệu suất: Phần mềm bán hàng cung cấp các công cụ để theo dõi hiệu suất kinh doanh, như báo cáo tồn kho, báo cáo doanh số, báo cáo khách hàng, và báo cáo lợi nhuận. Bạn có thể sử dụng các dữ liệu và số liệu này để phân tích và cải thiện quy trình kinh doanh của cửa hàng.
Tuy nhiên, khi sử dụng phần mềm bán hàng, hãy chắc chắn chọn phần mềm phù hợp với nhu cầu của cửa hàng và đảm bảo tuân thủ các quy chuẩn và quy định liên quan đến bán hàng và quản lý rau sạch.
Trên đây là những kinh nghiệm kinh doanh rau sạch hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình mở cửa hàng rau củ quả sạch.