Mở cửa hàng vàng mã là mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay bởi theo phong tục tập quán của người Việt thì vào các dịp Lễ Tết, ngày rằm, mùng 1 đều sử dụng sản phẩm này. Vậy làm sao để kinh doanh vàng mã hiệu quả? Cùng POS365 tham khảo bí quyết kinh doanh mang lại lợi nhuận cao ngay dưới đây nhé!
I. Có nên kinh doanh vàng mã không?
Vàng mã hay còn được gọi là tiền âm phủ sử dụng cho cõi âm. Vàng mã được thiết kế khá giống với tiền thật nhưng được làm bằng giấy dễ cháy. Loại tiền vàng này được sử dụng trong các ngày lễ cổ truyền, cúng tế, rằm hay đám giỗ,... Lúc đầu, vàng mã chỉ có tiền vàng, tiền giấy nhưng sau này có thêm quần áo, giày dép, ô tô, xe máy, điện thoại,...
Việc đốt vàng mã trong các dịp Lễ, Tết thể hiện tấm lòng, sự nhớ thương của người còn sống với người thân đã khuất. Do đó mà mở cửa hàng vàng mã là mô hình kinh doanh phổ biến nhưng không bao giờ lỗi thời, có thể kiếm lợi nhuận gấp bội so với chi phí bỏ ra.
Tiềm năng mở cửa hàng kinh doanh vàng mã
II. Điều kiện kinh doanh vàng mã
Muốn mở cửa hàng kinh doanh vàng mã thì cần phải đáp ứng những điều kiện gì? Cùng tìm hiểu nhé!
2.1. Thuê cửa hàng, địa điểm kinh doanh
Nếu bạn đã có sẵn địa điểm mở cửa hàng thì bạn không cần phải thuê. Còn trong trường hợp bạn chưa có mặt bằng để mở cửa hàng kinh doanh đồ vàng mã thì bạn cần phải lựa chọn địa điểm và thuê cho mình một cửa hàng.
2.2. Đặt tên cho cửa hàng
Muốn mở cửa hàng thì bạn cần phải có tên và khi đặt tên cho cửa hàng thì bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
-
Tên cửa hàng phải đầy đủ có 2 thành tố là Hộ kinh doanh và tên riêng. Tên riêng không được trùng lặp hay giống với các cửa hàng đã đăng ký kinh doanh trước đó trong phạm vị quận, huyện.
-
Khi đặt tên cửa hàng cấm chứa từ ngữ thiếu văn hóa, trái với thuần phong mỹ tục. Cấm chứa từ doanh nghiệp hay công ty trong tên cửa hàng. Tên phải được viết bằng các chữ số, ký hiệu hay chữ cái thuộc bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ J, F, W, Z. Tên cửa hàng có thể viết bằng tiếng anh hay viết tắt để tránh trùng lặp.
2.3. Đăng ký ngành nghề kinh doanh
Để có thể mở cửa hàng kinh doanh vàng mã thì bạn cần phải tiến hành đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp. Trong trường hợp bạn đăng ký ngành nghề kinh doanh không phù hợp với yêu cầu, mục đích kinh doanh thì có thể không được cấp giấy phép kinh doanh.
Điều kiện kinh doanh vàng mã
2.4. Đóng thuế sau khi mở cửa hàng
Sau khi cửa hàng vàng mã đi vào hoạt động kinh doanh thì các chủ cửa hàng cần phải đóng những loại thuế sau:
-
Thuế giá trị gia tăng;
-
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (nếu có);
-
Thuế môn bài;
III. Kinh doanh vàng mã cần bao nhiêu vốn?
Muốn mở cửa hàng kinh doanh vàng mã cần bao nhiêu vốn? Chi phí thuê mặt bằng, chi phí nhập hàng, chi phí trang trí cửa hàng, các phát sinh khác như thế nào?
3.1. Chi phí cho thủ tục đăng ký kinh doanh
Theo quy định của pháp luật thì muốn mở cửa hàng kinh doanh vàng mã thì chủ cửa hàng phải đăng ký kinh doanh, có giấy phép mở cửa hàng thì mới được phép hoạt động. Chuẩn bị thủ tục pháp lý sẽ bao gồm những giấy tờ sau:
-
Xin giấy phép kinh doanh mở cửa hàng, đăng ký kinh doanh cá thể;
-
Trong nội dung ghi rõ tên và địa chỉ cửa hàng, lĩnh vực kinh doanh, số vốn kinh doanh, thông tin CMT/CCCD của chủ hộ kinh doanh có chữ ký xác nhận.
-
Bản sao CMT/CCCD hoặc hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh.
-
Bản hợp đồng thuê cửa hàng (trong trường hợp nếu thuê mặt bằng) hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng đất cho địa điểm kinh doanh hợp pháp.
-
Tên cửa hàng vàng mã;
-
Ghi rõ số vốn kinh doanh cụ thể khi đăng ký mở cửa hàng;
-
Số lượng nhân viên: Cửa hàng kinh doanh vàng mã tối đa được thuê 10 người và ghi cụ thể trong giấy đăng ký kinh doanh.
Khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì nộp lên Phòng kinh tế trực thuộc UBND cấp quận/huyện nơi đặt địa chỉ kinh doanh. Nếu đủ hồ sơ và hợp lệ thì cửa hàng kinh doanh của bạn sẽ được cấp giấy phép kinh doanh sau 5 ngày làm việc. Nếu thiếu hay sai sót thì bạn cũng sẽ được phản hồi lại trong vòng 5 ngày.
Kinh doanh vàng mã cần bao nhiêu vốn?
3.2. Chi phí thuê mặt bằng cửa hàng
Một cửa hàng bán vàng mã cần phải có diện tích khoảng 15m2 trở lên đảm bảo có đủ không gian cho việc trưng bày đầy đủ các loại sản phẩm. Nếu mở cửa hàng kinh doanh tại trung tâm thành phố, đông đúc dân cư thì tiền thuê khoảng 5 - 7 triệu/tháng. Còn nếu mở cửa hàng tại các khu vực thưa dân, hay ở nông thôn thì tiền thuê mặt bằng chỉ khoảng 2 - 5 triệu/tháng.
Trước khi thuê mặt bằng thì giữa bạn và bên cho thuê mặt bằng nên có hợp đồng rõ ràng, đề cập cụ thể các quy định đặt cọc trước, thời hạn thuê bao lâu nhằm tránh trường hợp khi cửa hàng kinh doanh đã đi vào ổn định mà bên thuê muốn đổi ý lấy lại mặt bằng.
Chi phí thuê mặt bằng cửa hàng
3.3. Chi phí nhập hàng
Kinh doanh vàng mã không chỉ mình tiền vàng mà còn rất nhiều mặt hàng khác như muối, nến, trầu cau,... Do đó, hãy nhập các loại mặt hàng có liên quan đến lễ cúng, mâm cỗ để bán kèm. Đồng thời, bạn nên giới thiệu với khách hàng mỗi khi họ mua hàng để vừa giúp họ mua đầy đủ đồ cần thiết và vừa bán được hàng. Chi phí nhập hàng vàng mã sẽ rơi vào khoảng 30 triệu đồng. Nếu bạn muốn mở cửa hàng có quy mô lớn hơn thì chi phí mở cửa hàng sẽ cao hơn.
Chi phí nhập hàng
3.4. Chi phí trang trí cửa hàng
Chi phí trang trí cửa hàng sẽ bao gồm thiết kế biển hiệu quảng cáo, kệ đựng, tủ để sắp xếp các mặt hàng vàng mã. Hãy sắp xếp sao cho ngăn nắp, gọn gàng để khách hàng dễ dàng tìm kiếm và có thể nhìn đầy đủ được các sản phẩm bày bán. Chi phí cho việc mua sắm các trang thiết bị cơ bản cho cửa hàng kinh doanh vàng mã khoảng 5 triệu đồng để đảm bảo cửa hàng hoạt động ổn định và hiệu quả như: Quầy thu ngân, hệ thống camera giám sát, phần mềm quản lý bán hàng,... Bên cạnh đó, bạn cũng nên chuẩn bị hệ thống phòng cháy chữa cháy xung quanh khu vực cửa hàng vì tính chất của vàng mã rất dễ gây ra cháy nổ.
3.5. Chi phí phát sinh
Bên cạnh các chi phí như chi phí thuê mặt bằng cửa hàng, chi phí nhập hàng, chi phí trang trí cửa hàng thì sẽ có thêm các chi phí phát sinh khác như tiền wifi, tiền điện nước hàng tháng. Ngoài ra, thì bạn sẽ mất thêm các chi phí marketing (thiết kế website, quảng cáo) để khách hàng có thể dễ dàng liên hệ online và đặt hàng để được giao hàng tận nơi.
Các chi phí phát sinh khác
IV. Kinh nghiệm kinh doanh vàng mã thành công 2023
Làm sao để kinh doanh vàng mã hiệu quả, mang lại nhiều lợi nhuận cao? Tham khảo ngay nội dung dưới đây nhé!
4.1. Lựa chọn địa điểm kinh doanh
Việc lựa chọn địa điểm mở cửa hàng rất quan trọng, nếu chọn sai vị trí thì có thể sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh. Bạn đã có sẵn mặt bằng sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí thuê mặt bằng. Nếu chưa có mặt bằng thì cần tiến hành chọn và thuê địa điểm mở cửa hàng. Lời khuyên ở đây là hãy chọn khu vực trung tâm, có mặt tiền, nhiều người qua lại, khu vực đó có nhiều đối tượng có nhu cầu sử dụng cao thì việc kinh doanh của cửa hàng mới thuận lợi được.
Lựa chọn địa điểm kinh doanh
4.2. Lựa chọn mặt hàng kinh doanh
Đối với mặt hàng kinh doanh vàng mã sẽ có rất nhiều sản phẩm khác nhau như tiền vàng, bộ đồ quần áo, nhà cửa, ô tô, xe máy, xe đạp, tivi, tủ lạnh, điều hòa,... đáp ứng nhu cầu phục vụ của khách hàng. Bạn cần phải đầu tư nhập đa dạng các loại mặt hàng, sản phẩm có hình dáng mới lạ để thu hút khách hàng.
Lựa chọn mặt hàng kinh doanh
>>> Đừng bỏ lỡ: Tết bán gì kiếm tiền lãi nhất? 22+ ý tưởng kinh doanh Tết hốt bạc
4.3. Nguồn nhập hàng vàng mã
Mỗi khu vực đều có xưởng sản xuất vàng mã thiết kế đa dạng, phong phú các loại mẫu mã. Để có thể lựa chọn được đơn vị uy tín nhập hàng vàng mã thì bạn nên khảo sát thị trường và thương lượng với các cơ sở này để nhập nguồn hàng sỉ với giá tốt và ổn định nhất.
Mặt hàng vàng mã có rất nhiều loại, mẫu mã khác nhau và được sử dụng phù hợp với từng trường hợp khác nhau. Chính vì vậy, trước khi nhập hàng về, các chủ kinh doanh cần tìm hiểu cụ thể xem người dân quanh khu vực cửa hàng của bạn thường cúng như thế nào, có phong tục ra sao,... để nhập những sản phẩm phù hợp nhất.
Nguồn nhập hàng vàng mã
4.4. Marketing và quảng bá cửa hàng
Xây dựng chiến lược marketing và quảng bá cửa hàng sẽ là cách giúp tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Vì vậy, bạn nên cho khách hàng thấy được những lợi thế của cửa hàng của bạn. Một số hoạt động quảng cáo chi phí thấp nhưng đem lại hiệu quả cao để bạn tham khảo:
-
Marketing truyền thống thông qua truyền miệng, giới thiệu của bạn bè, người thân;
-
Thiết kế, trang trí bảng hiệu ấn tượng tạo sự chú ý;
-
Xây dựng các chương trình khuyến mãi cho những khách hàng trung thành, hoặc mua nhiều sản phẩm;
-
Bên cạnh mở cửa hàng bán offline thì bạn nên kết hợp kinh doanh vàng mã online bằng cách xây dựng các kênh mạng xã hội, sau đó chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, Zalo; bán hàng trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,...
4.5. Sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng vàng mã
Bạn quá bận rộn, không có thời gian để quản lý hết công việc của cửa hàng thì giải pháp hiệu quả được nhiều chủ kinh doanh hiện nay là lựa chọn sử dụng phần mềm quản lý bán hàng. Với nhiều tính năng ưu việt và tiện lợi như quản lý được tất cả các sản phẩm mà bạn đang kinh doanh, quản lý hoạt động bán hàng, quản lý kho hàng, quản lý đơn hàng, quản lý nhân viên,... sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả kinh doanh hơn.
Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng phần mềm quản lý bán hàng thì có thể tham khảo phần mềm quản lý bán hàng POS365 với nhiều ưu điểm nổi bật cũng đang được sử dụng khá phổ biến trên thị trường hiện nay.
Sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng vàng mã
Phần mềm này sẽ giúp chủ cửa hàng nhanh chóng quản lý được hoạt động bán hàng thông qua một số tính năng sau đây:
-
Cung cấp đầy đủ các tính năng cơ bản của phần mềm quản lý bán hàng như quản lý đơn hàng, tồn kho, sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng và xuất báo cáo bán hàng.
-
Phần mềm tính tiền phù hợp với nhiều ngành hàng, hỗ trợ kết nối thiết bị bán hàng như máy in hóa đơn, máy quét mã vạch, ngăn kéo đựng tiền,... và tương thích với nhiều thiết bị.
-
Dễ dàng quản lý từ xa với phiên bản trên máy tính, điện thoại.
V. Những vấn đề cần lưu ý sau khi mở cửa hàng vàng mã
Việt Nam là đất nước có truyền thống sử dụng và đốt vàng mã trong những dịp Lễ, Tết. Do đó, các chủ kinh doanh không phải lo vấn đề không có khách hàng, vì có thể bán vàng mã quanh năm. Việc quan trọng đó là bạn hãy tập trung vào các chiến lược và kế hoạch kinh doanh hiệu quả để thu hút được nhiều khách hàng.
Nhu cầu mua sắm ở thành thị cũng có sự khác biệt đối với nông thôn bởi mọi người thường rất bận rộn với công việc, chăm sóc gia đình nên có rất ít thời gian để tìm hiểu mua sắm. Do đó mà dịch vụ kinh doanh vàng mã online ra đời mà ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Hãy tận dụng tiềm năng và lợi thế bán hàng miễn phí trên mạng xã hội để có cơ hội tăng doanh thu. Đồng thời, bạn có thể kết hợp bán trên các sàn thương mại điện tử, liên kết với các app, đơn vị vận chuyển để tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng và ra nhiều đơn hàng hơn.
Những vấn đề cần lưu ý khi mở cửa hàng vàng mã
Sau khi mở cửa hàng kinh doanh bán vàng mã thì bạn sẽ cần phải đóng các loại thuế sau:
-
Thuế giá trị gia tăng
-
Thuế xuất khẩu/ nhập khẩu (nếu có);
-
Thuế môn bài;
Để có thể kinh doanh hiệu quả thì chủ kinh doanh cũng cần phải có sự chuẩn bị kỹ về vốn đầu tư và cơ sở vật chất.
Trên đây là bí quyết kinh doanh vàng mã dịp Tết mang lại lợi nhuận cao mà bạn không nên bỏ qua. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp cho công việc kinh doanh của bạn trở nên thuận lợi hơn!
>> Bạn có đang quan tâm: Tư vấn kinh nghiệm kinh doanh hoa Tết chi tiết từ A - Z