Ma trận BCG là gì? Đây là thuật ngữ được sử dụng khá nhiều trong các doanh nghiệp khắp các quốc gia. Nó có tác dụng như thế nào khi thông qua phân tích SBU (đơn vị kinh doanh)?
Trong bài viết dưới đây, POS365 sẽ giúp bạn tìm hiểu tất cả về khái niệm, phân tích, cách xây dựng Ma trận BCG một cách đơn giản nhất.
I. Tìm hiểu Ma trận BCG là gì?
Ma trận BCG là một mô hình kinh doanh nhằm xác định chu trình sống của một sản phẩm. Nó có tên đầy đủ là Boston Consulting Group.
BCG được xây dựng nhằm giúp doanh nghiệp định hướng chiến lược tăng trưởng thị phần cho chính mình bằng cách đưa các danh mục sản phẩm vào 4 nhóm. Sau đó doanh nghiệp xác định vị trí của các sản phẩm này trên thị trường để đưa ra quyết định đầu tư hay loại bỏ.
BCG Matrix giúp chúng ta sẽ phân tích các khía cạnh tương ứng với trục tung và trục hoành với 2 phần:
- Thị phần (Market Share): Thị phần của sản phẩm trên thị trường
- Triển vọng phát triển (Market Growth): Khách hàng tiềm năng trong thị trường
II. Ưu và nhược điểm của Ma trận BCG
Mỗi loại mô hình đều có ưu và nhược điểm khác nhau, Ma trận BCG cũng không nằm ngoại lệ. Thế nên chúng tôi đã chuẩn bị sẵn cho bạn đọc dưới đây.
Tìm hiểu ưu và nhược điểm sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về Ma trận BCG
2.1. Ưu điểm của Ma trận BCG
- Đây là công cụ hữu ích giúp chủ doanh nghiệp phân bổ nguồn đầu tư một cách hợp lý nhất qua việc: Tập trung phân tích nhu cầu vốn ở các thị phần khác nhau. Kết quả là họ có thể sử dụng tốt nguồn tài chính và tối ưu hóa cấu trúc kinh doanh.
- Quyết định được việc nên từ bỏ hay tiếp tục với một SBU. Từ đó tiến hành xây dựng cấu trúc kinh doanh cân bằng và tối ưu hóa.
- Giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát về những vấn đề xung quanh mình.
2.2. Nhược điểm của Ma trận BCG
- Đánh giá một cách khách quan chưa đầy đủ dễ xếp loại các SBU không chính xác.
- Ma trận BCG có thể chưa đánh giá đầy đủ mối quan hệ giữa thị phần và chi phí.
- Chỉ số về khả năng sinh lời khác bị bỏ qua.
- Cách tiếp cận 4 SBU trong mô hình Ma trận BCG quá đơn giản.
- Có ít dự báo cho tương lai.
- Không quan tâm đến yếu tố bên ngoài.
- Sẽ xuất hiện những sai sót từ giả định được đề ra từ ma trận.
- Những yếu tố khác bị quên đi bởi ma trận quá tập trung vào Market Growth và Market Share.
- Các sản phẩm bị quy về một quy chuẩn nhất định.
III. Cách xây dựng mô hình BCG
Để có thể xây dựng được mô hình BCG thì đầu tiên, bạn cần xác định tốc độ thị phần tăng kỳ vọng đối với mỗi sản phẩm và dịch vụ. Sau đó biểu thị mỗi sản phẩm vào 4 phần của hình chữ nhật theo hai chiều: Thị phần tương đối và Tốc độ tăng trưởng tương đối.
Ma trận biểu thị mỗi sản phẩm tương ứng 4 phần của hình chữ nhật theo hai chiều
IV. Phân tích Ma trận BCG
Ma trận BCG được tạo ra để theo dõi vòng đời của một sản phẩm. Chúng được sắp xếp theo thứ tự Sản phẩm mới gia nhập thị trường (Dấu hỏi) => Dồn lực để giúp sản phẩm chiếm được thị phần lớn (Ngôi Sao) => Khi sản phẩm không còn tăng trưởng được tiếp nhưng vẫn mang lại lợi nhuận (Bò Sữa) => Cuối cùng khi sản phẩm không còn tăng trưởng được, lợi nhuận giảm dẫn đến phải loại bỏ (Con chó).
Mỗi hình sẽ tượng trưng cho từng loại sản phẩm của doanh nghiệp
4.1. SBU ngôi sao
Những sản phẩm được xếp vào mục ngôi sao này thường có thị phần kinh tế lớn trong những ngày có sự tăng trưởng cao. Hầu hết chúng đều sở hữu lợi thế lớn trong việc cạnh tranh. Bên cạnh đó là những cơ hội gia tăng lợi nhuận và phát triển lâu dài.
Ngôi sao này còn là sự đánh giá cao với vấn đề sinh lợi nhuận và đảm bảo vốn. Do đó tất cả các loại chiến lược, thúc đẩy cầu đề được sử dụng cho ngôi sao. Lưu ý, nếu sản phẩm đang trong quá trình hình thành thì vẫn cần lượng vốn đầu tư ban đầu lớn để giữ vị trí đầu bảng.
4.2. SBU dấu chấm hỏi
SBU dấu hỏi chấm là những dòng sản phẩm thị phần lớn và khả năng cạnh tranh tương đối thấp. Thế nhưng đây lại là những ngành có cơ hội tăng trưởng và triển vọng lợi nhuận cao. Ngoài ra sự tăng trưởng dài hạn cũng là yếu tố thiết yếu để đánh giá dòng sản phẩm này.
Đặc điểm của sản phẩm trong ô SBU dấu chấm hỏi này có thể tiến hóa lên SBU ngôi sao nếu được nuôi dưỡng. Bởi vậy chúng cần một số vốn đầu tư lớn và đánh giá thường xuyên đúng thực chất để có sự đầu tư đúng lúc.
4.3. SBU con bò sữa
Những sản phẩm ở phần SBU con bò sữa thường đang chiếm thị phần cao và vị thế cạnh tranh mạnh nhưng thị trường tăng trưởng thấp. Khi thị trường bất động trong quá trình phát triển thì dòng sản phẩm này mang lại lợi thế với việc tạo ra doanh số bởi thị phần cao. Do đó, Trong các doanh nghiệp SBU con bò sữa luôn đòi hỏi đầu tư ít nhất nhưng đồng thời mang lại lợi nhuận cao hơn.
Ưu điểm này xuất phát từ việc tiết kiệm chi phí khi áp dụng quy mô đường cong kinh nghiệm. SBU này có khả năng sinh ra lợi nhuận cao thế nhưng cơ hội phát triển và tốc độ tăng trưởng ngành của chúng vô cùng thấp.
4.5. SBU con chó
SBU con chó là nhóm sở hữu các sản phẩm có mức độ cạnh tranh yếu và thị phần thấp trong những ngành tăng trưởng chậm. Những sản phẩm này thường không tạo ra doanh thu cao cũng như không cần đầu tư nhiều.
Do đó các doanh nghiệp phải đưa ra quyết định với việc nên thoái vốn các sản phẩm này không hay cải tiến lại để có thể tung ra thị trường một lần nữa. Điều này khiến thị phần của sản phẩm tăng.
Tùy thuộc vào lượng tiền đã đầu tư vào SBU con chó này, công ty có thể thoái vốn hoàn toàn sản phẩm hoặc có thể sửa lại thông qua việc đổi thương hiệu, thêm tính năng, v.v. Việc này khá khó khăn và không chắc có thể chuyển qua các phần SBU khác.
V. Các chiến lược sau khi phân tích BCG Matrix
Hiện nay có bốn chiến lược mà bạn có thể áp dụng cho bất kỳ sản phẩm/ SBU nào sau khi phân tích BCG. Những chiến lược này là:
Xây dựng: Đây là cách đầu tư, tạo động lực để sản phẩm có điều kiện tăng thị phần. Ví dụ cụ thể, bạn đẩy một SBU dấu chấm hỏi vào ngôi sao và cuối cùng là SBU con bò sữa.
Nắm giữ: Công ty không thể đầu tư hay có các cam kết đầu tư khác do công ty giữ sản phẩm trong cùng một góc phần tư: Ví dụ cụ thể: Giữ sản phẩm trong nhóm SBU ngôi sao như phần đầu tư để chuyển chúng thành một SBU bò sữa. Đây là điều không thể thực hiện.
Thu hoạch: Hãy tiến hành quan sát SBU bò sữa. Sau đó công ty tiến hành giảm số tiền đầu tư và sử dụng tiền thu được từ sản phẩm để làm tăng lợi nhuận cho chúng.
Thoái vốn: Sản phẩm tốt nhất trong thị phần chó được thoái vốn để giải phóng số tiền đang mắc kẹt tại doanh nghiệp.
VI. Một vài ví dụ về Ma trận BCG
Để cho các bạn dễ hình dung hơn khi áp dụng Ma trận BCG, chúng tôi đã chuẩn bị một vài ví dụ cụ thể sau. Đây đều là những ví dụ thực tế tại các doanh nghiệp hàng đầu có trụ sở tại Việt Nam.
6.1. Ma trận BCG của Samsung
Tập đoàn Samsung là một tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc có tổng hành dinh đặt tại Samsung Town, Seoul. Samsung sở hữu số lượng sản phẩm đa dạng từ các thiết bị đồ gia dụng đến TV, đồng hồ, thiết bị nghe nhìn.
Dấu hỏi: Máy in Samsung được xếp trong góc phần tư của SBU Dấu hỏi. Bởi chúng có sự cạnh tranh và thị phần nhỏ.
Máy in của Samsung đang là mặt hàng có tính cạnh tranh thấp trên thị trường
Ngôi sao: Đây là những dòng sản phẩm có sự tăng trưởng cao của Samsung. Có thể kể đến điện thoại di động, chúng luôn được cải tiến để có sức cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó TV LED và OLED của Samsung chính là ngôi sao của tập đoàn này bởi độ phủ sóng toàn cầu của nó.
TV và điện thoại chính là những sản phẩm chính của Samsung trên thị trường
Bò sữa: Bao gồm các thiết bị gia dụng Samsung như Samsung AC, Tủ lạnh, Máy giặt và Thiết bị nấu ăn. Đây là những sản phẩm có thể giành được thị phần tốt trên các phân khúc ngành khác nhau và vẫn có tiềm năng phát triển tốt trong tương lai.
Những sản phẩm đồ gia dụng của Samsung đang nắm giữ thị phần tốt trên thị trường
Chó: Smartwatch Samsung sẽ nằm trong mục này bởi sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ như đồng hồ Apple khiến dòng sản phẩm này sụp đổ.
Smart Watch của Samsung đang rất khó cạnh trang với iWatch của Apple trên thị trường
6.2. Ma trận BCG của Vinamilk
Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy Products Joint Stock Company), công ty với thế mạnh chuyên về sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam.
Dấu hỏi: Sữa bột chiếm khoảng 30% trên thị trường nhưng Vinamilk chỉ phổ biến ở thị phần nông thôn. Nhóm sản phẩm sữa bột của Vinamilk ngày càng đa dạng để đáp ứng nhu cầu người sử dụng từ trẻ em, người già,... Cho nên, đây sẽ là lợi thế lớn để Vinamilk tiếp tục nắm giữ thị phần trên thị trường.
Sưa bột của Vinamilk đang trên đà phát triển
Ngôi sao: Sữa tươi chính là sản phẩm chiếm tỷ trọng doanh thu của Vinamilk. Bởi tập đoàn Sở hữu lợi thế dòng sản phẩm sữa tươi tiệt trùng 100%, được sản xuất theo chu trình khép kín từ khâu chăn nuôi, thu mua, chế biến và đóng gói; trang trại sữa organic theo tiêu chuẩn châu u… Phân khúc sẽ mang lại nhiều cơ hội tăng trưởng và lợi nhuận cho Vinamilk.
Sữa tươi Vinamilk đang có lợi thế lớn khi cạnh tranh trên thị trường
Bò sữa: Sữa đặc của Vinamilk xuất hiện khá sớm trên thị trường và vẫn có chỗ đứng trên thị trường trong thời điểm hiện tại. Đây là dòng sản phẩm có thị phần cao nhưng mức tăng trưởng thấp, do vậy doanh nghiệp nên có chính sách đầu tư phù hợp.
Sữa đặc Vinamilk luôn có chỗ đứng trên thị trường hiện nay
VII. Những lưu ý khi sử dụng ma trận BCG
- Market Growth có những lúc không đầy đủ về tính hấp dẫn của thị trường.
- Market Share là thước đo về khả năng tạo doanh thu của sản phẩm.
- Nếu doanh nghiệp chỉ tập trung vào Market Growth và Market share sẽ quên mất những yếu tố khác tác động vào sự phát triển của sản phẩm.
- Vòng đời các sản phẩm không giống nhau nhưng vẫn quy định về một quy chuẩn nhất định.
VIII. Tổng kết
Ma trận BCG giúp doanh nghiệp xác định cần phải tập kết nguồn lực phát triển. Bên cạnh đó nhà đầu tư nên chăm chút tới từng sản phẩm cũng như thị hiếu người dùng để nâng cấp cũng như tối ưu hóa từng loại sản phẩm. Như vậy câu hỏi Ma trận BCG là gì đã được POS365 giải quyết. Hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quát về vấn đề này. Chúc bạn có một ngày vui vẻ và thành công!