Quán bar mini đang là một trong những mô hình giải trí được giới trẻ yêu thích. Đây cũng được xem là lĩnh vực kinh doanh mang lại lợi nhuận cao và có tiềm năng phát triển lâu dài. Tuy nhiên, không phải ai mở quán cũng đều kinh doanh thành công. Tham khảo ngay kinh nghiệm mở quán bar mini đầy đủ, chi tiết nhất 2024 qua nội dung bài viết dưới đây của POS365 nhé!
I. Tiềm năng lợi nhuận khi kinh doanh quán bar mini
Mô hình kinh doanh bar pub trong những năm gần đây rất phổ biến vì lợi nhuận mà nó mang lại rất cao. Đây được đánh giá là địa điểm giải trí được giới trẻ hiện nay rất yêu thích đem lại trải nghiệm cảm giác thú vị, mới mẻ giúp khách hàng giải tỏa căng thẳng sau thời gian học tập, làm việc mệt mỏi.
Lợi nhuận của việc kinh doanh quán bar mini đến từ việc kinh doanh các loại thức uống như rượu, bia, cocktail,... Giá bán các loại thức uống trong bar, pub có giá rất cao, đây sẽ là khoản thu về rất “lãi” với các chủ đầu tư nếu lượng khách của quán luôn được duy trì ổn định.
Nhu cầu đến bar, pub ngày càng tăng cao, đặc biệt là vào cuối tuần hoặc những dịp Lễ, Tết. Chính điều này sẽ giúp các quán bar, pub luôn trong tình trạng đắt khách, bội thu. Do đó mà mô hình kinh doanh quán bar mini rất được ưa chuộng tại các thành phố lớn, đặc biệt là các thành phố du lịch.
Tiềm năng kinh doanh quán bar mini
II. Mở quán bar mini cần bao nhiêu tiền?
Nếu quán của bạn có quy mô phục vụ khoảng 60 - 100 khách mỗi ngày thì vốn mở quán sẽ dao động từ 100 - 300 triệu đồng. Số vốn đầu tư cũng sẽ phụ thuộc vào địa điểm mở quán, quy mô và nhóm đối tượng khách hàng mà quán hướng đến. Trong trường hợp nếu bạn muốn mở quán bar có không gian sang trọng, rộng rãi thì vốn bỏ ra khoảng 500 - 700 triệu đồng, và có thể lên đến 1 - 2 tỷ đồng.
Để có thể xác định được việc mở quán bar cần phải chuẩn bị bao nhiêu vốn thì bạn hãy lên kế hoạch chi tiết cho từng khoản đầu tư. Một số chi phí cố định để mở một quán bar mini:
-
Thuê mặt bằng kinh doanh: Chi phí thuê mặt bằng cho một quán bar mini sẽ chiếm khoảng 20 - 30% tổng số vốn đầu tư;
-
Chi phí nhập nguyên liệu: 20% chi phí dùng cho việc nhập nguyên liệu bao gồm đồ uống có cồn, các loại thực phẩm được kinh doanh trong quán;
-
Chi phí trang trí, setup quán: Chiếm khoảng 20% tổng chi phí ban đầu. Chi phí này sẽ bao gồm mua bàn ghế, đồ nội thất trong quán, hệ thống âm thanh, ánh sáng và chi phí thiết kế không gian trong quán;
-
Chi phí thuê nhân sự: Tùy vào quy mô quán mà tận dụng số lượng nhân viên phù hợp, chi phí thuê nhân viên sẽ chiếm khoảng 10% tổng chi phí mở quán bar mini;
-
Chi phí duy trì quán: Trong những tháng đầu tiên có thể việc kinh doanh sẽ không được thuận lợi. Do đó, hãy chi khoảng 10% số vốn để đầu tư cho việc duy trì quán.
Chi phí mở quán bar mini
III. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán bar mini
Muốn mở quán bar mini thì bạn cần phải tìm hiểu rõ các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật, đồng thời hoàn thiện phải hoàn thiện các thủ tục đó. Các loại giấy tờ liên quan phải có bao gồm:
-
Giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh;
-
Giấy chứng nhận đảm bảo các điều kiện phòng cháy chữa cháy;
-
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm nếu quán của bạn kinh doanh tích hợp thêm dịch vụ ăn uống;
-
Giấy chứng nhận đáp ứng đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy;
-
Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh rượu, bản kê các loại rượu kinh doanh và nguồn mua.
-
Đơn đề nghị cấp giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá; bản sao văn bản giới thiệu; hợp đồng mua bán của các doanh nghiệp mua bán sản phẩm thuốc lá trong trường hợp quán của bạn kinh doanh thuốc lá.
Thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán bar mini
IV. Kinh nghiệm kinh doanh quán bar mini hiệu quả
Hiện nay mở quán bar nhỏ đang là mô hình kinh doanh rất phổ biến được nhiều người lựa chọn, vậy làm sao để có thể cạnh tranh được với các đối thủ khác? Bỏ túi ngay kinh nghiệm kinh doanh quán bar mini hiệu quả nhé!
1. Lựa chọn địa điểm mở quán bar mini
Khi lựa chọn địa điểm mở quán bar mini có thể không nằm trên các mặt phố lớn, nhưng yếu tố quan trọng là phải có khu vực để xe rộng rãi và có địa chỉ dễ tìm. Các chủ kinh doanh có thể nâng cao trải nghiệm cho khách hàng bằng cách thuê bảo vệ trông xe, dắt xe, xếp xe cho khách để họ có thể cảm nhận được sự chu đáo, nhiệt tình của quán.
Lựa chọn địa điểm mở quán bar mini
2. Thiết kế quầy bar và không gian trong quán hợp lý
Một trong những yếu tố quan trọng khi kinh doanh quán bar mini là thiết kế quầy bar và không gian quán hợp lý, bố trí nội thất khoa học để khách hàng có thể vui chơi, thư giãn. Không những thế, việc thiết kế quầy bar hợp lý sẽ giúp các bartender thoải mái làm việc, thao tác thuận tiện và chuẩn xác hơn.
Các chủ kinh doanh nên chú ý đến kiểu dáng thiết kế và kích thước quầy bar nhằm đem lại không gian rộng rãi giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn. Quy mô quán càng đa dạng càng mang lại sự thoải mái cho nhân viên và tạo cảm giác hứng thú, vui vẻ cho khách hàng đến dùng đồ uống.
Thiết kế quầy bar và không gian trong quán hợp lý
>> Xem thêm: Ý tưởng thiết kế và trang trí quán bar đẹp, độc đáo hiện nay
3. Tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu chất lượng
Mô hình kinh doanh quán bar mini không chỉ kinh doanh các loại đồ uống thông thường mà còn bán các loại đồ uống có cồn như các loại rượu, cocktail. Do đó, bạn cần phải tìm kiếm được đơn vị cung cấp các nguồn nguyên vật liệu có chất lượng tốt, đảm bảo xuất xứ rõ ràng, cung cấp liên tục và ổn định.
4. Xây dựng menu quán bar hấp dẫn
Xây dựng một menu đồ uống hấp dẫn, đặc sắc chắc chắn sẽ là vũ khí lợi hại giúp quán bar của bạn thu hút được nhiều khách hàng đến trải nghiệm. Nếu quán bar của bạn có những công thức sáng tạo và luôn cập nhật các xu hướng mới trên thế giới sẽ giúp để lại dấu ấn tốt cho khách hàng.
Để có thể thiết kế được một menu quán bar hấp dẫn, chất lượng thì bạn hãy khảo sát các quán bar có cùng concept mô hình kinh doanh mà bạn hướng đến. Đồng thời nghiên cứu nhu cầu nhóm đối tượng khách hàng để định hình phong cách đồ uống cho quán. Bên cạnh các đồ uống có cồn như bia, rượu, cocktail,... thì quán cũng cần có thêm các lựa chọn khác cho những ai không thích uống đồ cồn như nước ép, mocktail, soft drink,...
Xây dựng menu quán bar hấp dẫn
5. Mở quán bar kết hợp với nhiều hình thức giải trí khác
Việc lựa chọn hình thức giải trí sẽ phụ thuộc vào concept quán bar mini mà bạn muốn hướng đến. Do đó, bạn cần phải lên kế hoạch đầu tư rõ ràng để khách hàng cảm thấy hứng thú mỗi khi đến quán vừa được thưởng thức đồ uống ngon, vừa được thư giãn, giải trí sau thời gian học tập, làm việc căng thẳng, mệt mỏi.
Tuy nhiên, quán bar mini cũng cần phải có những không gian riêng tư nhất định để khách hàng không bị làm phiền bởi những tiết mục giải trí bên ngoài. Một số dịch vụ đi kèm khác như: Tổ chức sinh nhật, tổ chức các sự kiện, nhận tiệc,...
Mở quán bar kết hợp với nhiều hình thức giải trí khác
6. Đầu tư hệ thống âm thanh, ánh sáng sống động
Mô hình kinh doanh quán bar mini cần phải chú ý đặc biệt đến việc đầu tư hệ thống âm thanh, ánh sáng sống động. Bên cạnh không gian, đồ uống ngon thì âm nhạc cũng là yếu tố rất quan trọng để khách hàng lựa chọn quán của bạn giữa rất nhiều đối thủ khác. Hệ thống âm thanh tốt sẽ tạo ra sự độc đáo, cuốn hút nhất định mà không gian quán mang lại. Hãy đầu tư cho quán của mình một hệ thống âm thanh chất lượng có đầy đủ các thiết bị như loa, micro, cục đẩy, vang số, bàn mixer, DJ,...
Đầu tư hệ thống âm thanh, ánh sáng sống động
>> Tìm hiểu thêm: Cách sử dụng âm nhạc cho quán bar giúp tăng doanh thu
7. Đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp
Quán bar là môi trường thường xuyên phải tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, đòi hỏi nhân viên phải là người giao tiếp tốt, nhanh nhạy, linh hoạt và có khả năng xử lý vấn đề tốt. Đội ngũ nhân viên thuộc các bộ phận khác nhau cần phải phối hợp hài hòa với nhau nhằm mang lại chất lượng phục vụ tốt nhất.
Khách hàng đến quán bar mini chủ yếu thưởng thức những món đồ uống ngon cũng như được thư giãn, thoải mái. Chính vì vậy, kỹ năng Bartender tốt rất quan trọng để việc kinh doanh trở nên hiệu quả hơn. Bartender đảm bảo phải có sự am hiểu và kỹ năng pha chế tốt giúp quán để lại ấn tượng tốt với khách hàng cũng như giữ chân khách hàng cũ ghé thăm quán của bạn của nhiều lần hơn.
Đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp
Đừng bỏ lỡ: Kinh nghiệm quản lý quán bar mà các chủ kinh doanh nên áp dụng
8. Thiết kế và sắp xếp khu vực để xe thuận tiện
Sắp xếp không gian để xe thuận tiện cho khách sẽ là yếu tố để lại ấn tượng tốt cho khách hàng. Thông thường, khách đến quán bar chủ yếu là khách đi theo nhóm, số lượng xe sẽ rất nhiều, nếu không gian quá chật hẹp thì sẽ thiếu chỗ để xe và việc lấy xe ra vào sẽ rất khó khăn.
9. Xây dựng kế hoạch marketing
Khách hàng có nhu cầu đến quán bar mini chủ yếu vào các dịp cuối tuần hoặc các dịp Lễ Tết, do vậy mà những ngày đó sẽ rất đông khách. Tuy nhiên, để có thể thu hút được nhiều khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ thì bạn cần phải xây dựng kế hoạch marketing phù hợp. Và đừng quên quảng bá hình ảnh thương hiệu quán bar của bạn bằng cách sử dụng các công cụ mạng xã hội phổ biến như Facebook (Meta), Zalo, Instagram, Tiktok,... để tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Xây dựng kế hoạch marketing hợp lý
10. Sử dụng phần mềm quản lý quán bar mini chuyên nghiệp
Khi kinh doanh quán bar mini chắc chắn bạn sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong khâu quản lý. Để hỗ trợ tốt hơn cho công việc thì bạn nên sử dụng phần mềm quản lý quán bar mini, không chỉ mang đến những giải pháp hữu ích trong việc quản lý chi phí, doanh thu mà nó còn giúp chủ cửa hàng thực hiện mọi quy trình bán hàng nhanh nhất và không gặp sai sót gì.
Nếu bạn vẫn chưa biết dùng sản phẩm nào hiệu quả thì có thể tham khảo phần mềm quản lý quán bar POS365 giá thành rẻ bất ngờ mà mang lại rất nhiều tiện ích: Dễ dàng kết nối nhiều thiết bị, tính tiền nhanh chóng chính xác, xem báo cáo mọi lúc mọi nơi bởi phần mềm giúp quản lý hoạt động của các chi nhánh từ xa, hỗ trợ chuyển giao nguyên liệu, hàng hóa trong các chi nhánh dễ dàng,...
Nếu bạn chuẩn bị mở quán bar, pub mini thì đừng bỏ qua kinh nghiệm mở quán bar mini đầy đủ, chi tiết nhất 2024 nhé. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp việc kinh doanh quán bar của bạn gặt hái được nhiều thành công!