Phân khúc thị trường là yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của việc kinh doanh hay chiến dịch quảng cáo. Ngay từ đầu khi xác định kinh doanh thì chủ kinh doanh đã phải xác định được phân khúc thị trường minh kinh doanh, nó nằm ở đâu trên thị trường? Đâu là phân khúc tiềm năng và là mục tiêu của mình? Để hiểu hơn về phân khúc thị trường cũng như xác định đúng thị trường mục tiêu mà mình muốn hướng tới thì hãy cùng POS365 tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!
1. Phân khúc thị trường là gì?
Phân khúc thị trường tiếng Anh là gì? Trong tiếng Anh cụm từ này được gọi là Market segmentation. Nó là cách giúp bạn xác định được đâu là thị trường mà bạn hướng đến, tập khách hàng nào là khách hàng mục tiêu. Việc phân khúc thị trường thành các phần nhỏ theo nhiều chỉ tiêu khác nhau giúp chủ kinh doanh định hướng và lựa chọn đúng tập khách hàng tiềm năng nhất.
Việc phân khúc thị trường có thể được phân chia theo nhiều tiêu chí khác nhau như tuổi tác, thu nhập, tính cách, hàng vi mua… Những phân khúc thị trường sau khi được chia, sẽ là cơ sở để tối ưu hóa sản phẩm, chiến dịch quảng cáo, hay tối ưu hóa khách hàng nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất.
Phân khúc thị trường đơn giản là việc phân chia thị trường mục tiêu của bạn thành các nhóm đối tượng khách hàng nhỏ khác nhau theo các tiêu chí. Phân khúc thị trường giúp tạo ra những tập con của thị trường mục tiêu để nhìn rõ đối tượng.
Phân khúc thị trường là thị trường mà bạn hướng đến, tập khách hàng nào là khách hàng mục tiêu.
Ví dụ: Trên thị trường ô tô, nếu chia theo phân khúc thị trường có thể thấy ở trên phân khúc cao nhất có Maybach, Rolls Royce... quãng tiếp theo, thị trường cấp cao có Mercedes, BMW, Audi... rồi tới phân khúc trung - cao là Toyota, Honda, Ford; trong khi đó phân khúc thấp có Kia Motors,... (Theo Wikipedia).
Một phân khúc thị trường được xem là tối ưu nhất là khi:
-
Có thể đo lường và đánh giá được;
-
Một phân khúc thị trường đủ lớn để tìm kiếm lợi nhuận từ nó;
-
Phân khúc đó phải ổn, không phải là phân khúc ảo hay xu hướng, không bị mất sau một khoảng thời gian ngắn;
-
Có thể tiếp cận được bằng những phương thức tiếp thị hay các chiến lược marketing;
-
Thị trường đó phải đồng nhất và phù hợp với xu hướng cũng như chiến lược sản phẩm mà bạn đang kinh doanh.
Nắm rõ được phân khúc thị trường và biết tận dụng nó sẽ giúp bạn có được chiến lược tiếp thị hiệu quả, đúng khách hàng, khi đó khả năng chốt đơn mới hiệu quả. Các phân khúc thị trường khác nhau sẽ có những cách tiếp cận khác nhau. Với những người kinh doanh thì việc tiếp thị đúng đối tượng là điều mang lại hiệu quả cao cho cả khách hàng và doanh nghiệp, tránh tình trạng tiếp thị tràn lan, vừa tốn chi phí vừa không có hiệu quả, tốn thời gian.
Tham khảo thêm: Thị trường ngách là gì? Top 10 ví dụ về thị trường ngách tiềm năng tại Việt Nam
2. Tại sao doanh nghiệp cần phải phân khúc thị trường?
Trên thực tế, càng các doanh nghiệp nhỏ, có ít tiềm lực kinh tế, nhân sự, kinh nghiệm thì việc phân khúc thị trường thành các các tập con lại càng quan trọng và cần thiết hơn. Giúp họ tập trung vào nhóm thị trường mục tiêu tiềm năng nhất, từ đó mà giảm thiểu nhiều rủi ro cũng như kinh phí. Dưới đây là một số lý do giúp bạn đọc hiểu được tại sao doanh nghiệp phải phân khúc thị trường.
2.1 Xác định rõ khách hàng mục tiêu
Khi doanh nghiệp thực hiện phân khúc thị trường sẽ giúp doanh nghiệp biết được tệp khách hàng mục tiêu là ai. Từ đó doanh nghiệp mới có thể xây dựng nên những chiến lược marketing đem lại hiệu quả. Triển khai chiến dịch đánh trúng insight khách hàng sẽ góp phần thu hút, hấp dẫn đối tượng khách hàng mục tiêu đó muốn mua sản phẩm, dịch vụ của đơn vị đó.
Xác định rõ khách hàng mục tiêu
2.2 Tạo ra giá trị
Từ kết quả phân tích phân khúc thị trường giúp cho doanh nghiệp hiểu sâu về thị hiếu, sở thích, nhu cầu và nhận thức của đối tượng khách hàng hướng tới. Nhờ đó doanh nghiệp sẽ tạo ra được sản phẩm, dịch vụ có thể đáp ứng những tiêu chí khách hàng mong muốn. Từ đó sản phẩm được bán ra nhiều hơn kéo theo doanh thu của doanh nghiệp tăng trưởng.
Tạo ra giá trị
2.3 Tạo lợi thế cạnh tranh
Đặc điểm của thị trường là phân thành những khúc nhỏ, điều này rất có ích cho các doanh nghiệp trong việc tập trung nguồn lực, thế mạnh của mình để đầu tư và phát triển dịch vụ, sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ kinh doanh cùng lĩnh vực.
Tạo lợi thế cạnh tranh
Nói một cách dễ hiểu hơn đó là khi doanh nghiệp tạo ra sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu, mong muốn, thị hiếu của khách hàng sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp đó tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ. Và chắc chắn việc rằng doanh nghiệp cũng muốn sở hữu vũ khí mạnh mẽ đó.
2.4 Xây dựng được các chiến dịch Marketing hiệu quả
Việc xác định đúng phân khúc thị trường giúp cho doanh nghiệp hiểu sâu sắc khách hàng. Khi đã hiểu rõ, hiểu đúng khách hàng sẽ dễ dàng thấu hiểu tâm lý, thị hiếu, xu hướng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của họ. Thông qua những yếu tố đó, nhân lực làm marketing của doanh nghiệp mới xây dựng được các chiến dịch marketing hiệu quả, thành công thu hút khách hàng. Đồng thời, gia tăng tỉ lệ chuyển đổi giúp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần xây dựng chiến dịch marketing hiệu quả
2.5 Tiết kiệm chi phí marketing
Khi xác định đúng phân khúc thị trường doanh nghiệp sẽ đề ra chiến lược marketing đúng đắn, đánh trúng khách hàng mục tiêu. Nếu thiếu đi công đoạn này rất dễ dẫn tới tiếp thị truyền thông sai lệch, dẫn tới tiêu tốn rất nhiều chi phí marketing. Ngược lại, công đoạn này được doanh nghiệp phân tích kỹ lưỡng sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí marketing.
Tiết kiệm chi phí marketing
2.6 Tỷ lệ chuyển đổi cao
Việc phân chia thị trường thành các đoạn thị trường nhỏ hơn giúp cho doanh nghiệp có càng nhiều thông tin của khách hàng. Nắm bắt tốt hơn thông tin khách hàng khi đó việc chăm sóc và các yếu tố quảng cáo sẽ được đưa đến đúng đối tượng, tỷ lệ chuyển đổi khách mua cũng đạt tỷ lệ cao hơn. Điều này cũng khiến cho lượng khách hàng tiềm năng của bạn chuyển đổi nhanh chóng hơn.
Tỷ lệ chuyển đổi cao
2.7 Thu về lợi nhuận
Không khó để nhận thấy được lợi nhuận sẽ tăng nhanh khi phân khúc thị trường hợp lý. Khách hàng trên mỗi phân khúc sẽ có những đặc điểm và tính chất riêng, giá cả cũng được thiết lập dựa vào nhu cầu chi tiêu của khách hàng.
Giúp doanh nghiệp thu về lợi nhuận
Việc này giúp bạn bán hàng đúng với tầm giá mà khách hàng có thể chấp nhận được. Việc phân khúc thị trường cũng là yếu tố quan trọng như nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng. Khi nắm bắt được tâm lý khách hàng thì lợi nhuận và đơn hàng cũng ngày càng gia tăng.
2.8 Tăng khả năng giữ chân khách hàng
Thấu hiểu tâm lý, nhu cầu của khách hàng tạo ra những sản phẩm, dịch vụ đánh trúng nhu cầu của họ. Họ cảm thấy sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp rất phù hợp, dịch vụ chăm sóc khách hàng trước, trong và sau bán tốt. Những yếu tố đó tạo nên sự cảm mến của khách hàng và từ đó quyết định trung thành với doanh nghiệp.
Tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng
2.9 Mở rộng thị trường
Phân khúc là cách tốt nhất để bạn mở rộng thêm thị trường tiềm mục tiêu của mình. Thị trường mục tiêu mới này có thể là mở rộng thị phần, mở rộng tập khách hàng hay có thể tim ra thị trường ngách mới đầy tiềm năng.
Mở rộng thị trường
Thị trường ngách sẽ là vùng đất mang lại cho bạn nguồn doanh thu và lợi nhuận rất lớn khi bạn tìm ra và đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng trên thị trường đó. Nhiều công ty nhỏ, mới khởi nghiệp lựa chọn những thị trường ngách để kinh doanh và xâm nhập thị trường.
3. 4 tiêu thức phân khúc thị trường áp dụng trong mọi chiến lược Marketing
Để biết các tiêu thức phân khúc thị trường thì doanh nghiệp cần phải dựa vào các yếu tố hành vi, các yếu tố liên quan tới khách hàng. Dưới đây là 4 tiêu thức phân khúc thị trường cụ thể để áp dụng trong các chiến lược marketing đó là:
3.1 Phân khúc theo nhân khẩu học
Phân khúc thị trường theo nhân khẩu học là cách phân chia thị trường phổ biến nhất hiện nay. Dựa vào các yếu tố cơ bản như tuổi tác, giáo dục, gia đình, địa điểm, giới tính, nghề nghiệp và quốc tính để chia thị trường thành các phần thị trường nhỏ hơn. Hiện nay chi tiêu của con người, đặc biệt là tại thị trường Việt Nam thì khách hàng chi tiêu theo nhân khẩu học là chủ yếu. Vì vậy có thể nói đây là cách phân khúc thị trường đơn giản mà hiệu nhất hiện nay.
Phân khúc theo nhân khẩu học
Ví dụ: Các chủ đầu tư sẽ bán được nhiều căn hộ chung cư hơn nếu tiếp thị đúng đối tượng thu nhập cao.
3.2 Phân khúc địa lý
Có thể nói, phân khúc thị trường theo địa lý là tập con của nhân khẩu học. Nó dựa trên việc phân chia từng đối tượng khách hàng theo vị trí, địa điểm. Khách hàng sẽ có nhu cầu, sở thích, hành vi mua hàng khác nhau. Việc hiểu về địa điểm như khí hậu, đặc trưng vùng miền, phong tục, tập quán địa phương cũng là cách giúp bạn xác định được nơi bán hàng và cách tiếp cận hiệu quả nhất.
Phân khúc địa lý
Từng vùng miền khác nhau cũng sẽ có những nét văn hóa và cách chi tiêu khác nhau. Tại thị trường Việt Nam, tại 3 vùng bắc, trung, nam đã có rất nhiều những điểm khác nhau, từ đó mà việc kinh doanh và tiếp thị cũng có nhiều điểm khác nhau rõ rệt.
Ví dụ: Ở miền Nam không có mùa đông nên khi phát triển thị trường này, các thương hiệu tập trung cung cấp trang phục mát mẻ theo mùa.
3.3 Phân khúc tâm lý
Hiện nay nhu cầu nắm bắt tâm lý mua sắm của khách của các doanh nghiệp kinh doanh là rất lớn. Phương thức này bao gồm các yếu tố như lối sống, tính cách, giá trị, tầng lớp trong xã hội. Việc đánh giá theo yếu tố tâm lý rất quan trọng, có thể hai người có cùng nhóm nhân khẩu học nhưng lại đưa ra quyết định mua hàng rất khác nhau dựa trên tâm lý.
Phân khúc tâm lý
Tâm lý mua hàng của khách hàng là yếu tố thường xuyên thay đổi, việc nắm bắt tâm lý khách hàng cũng rất khó. Vì vậy chúng ta cần phải phân khúc thị trường theo tâm lý để nắm bắt tâm lý khách hàng một cách đúng và hiệu quả nhất.
3.4 Phân khúc hành vi
Phân khúc thị trường theo hành vi phân chia khách hàng thành các nhóm hành vi và ra quyết định mua khác nhau. Việc phân khúc thị trường theo hành vi là hoạt động phân khúc tiền năng nhất. Phương thức này được sử dụng rất nhiều, nhất là trong việc tiếp thị hay digital marketing.
Việc theo dõi hành vi của khách hàng là cách nhanh nhất biết nhu cầu của khách hàng. Chặng hạn khi khách hàng truy cập vào trang website của khách hàng site của bạn, bạn sẽ biết được khách hàng từ nguồn nào dẫn tới, khách hàng vào trang nào, đi đâu trong website của bạn, thời gian ở lại trang là bao lâu, trang nào khách hàng ở lại lâu nhất…. Một số yếu tố phân khúc thị trường theo hành vi của người tiêu dùng cần phải nắm bắt đó là:
Phân khúc hành vi
-
Lý do mua hàng: Mỗi người mua hàng đều có lý do để mua hàng có thể là xuất phát từ nhu cầu cá nhân hoặc mua với mục đích giao tiếp. Thực hiện công việc này giúp cho doanh nghiệp có thể đáp ứng đúng lý do của khách hàng, đồng thời tạo ra những tính năng mới ở sản phẩm, dịch vụ đã xây dựng. Từ đó giúp gia tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ từ khách hàng.
-
Lợi ích tìm kiếm: Một trong những cách tiếp cận thị trường hiệu quả đó chính là phân đoạn theo lợi ích tìm kiếm nhằm xác định nhu cầu, mong muốn của tệp khách hàng đối với từng nhãn hiệu sản phẩm. Doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc cung cấp sản phẩm đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
-
Số lượng và tỉ lệ tiêu dùng: Thị trường hiện nay được chia thành một số nhóm cụ thể là: sử dụng nhiều, thường xuyên, ít, mức độ vừa phải,… Ở gần như các trường hợp thì cầu đoạn thị trường phụ thuộc vào số lượng và sức mua của khách hàng.
-
Mức độ trung thành với thương hiệu: Các tệp khách hàng điển hình tương ứng với mức độ trung thành của thương hiệu đó là: trung thành, hay dao động, không trung thành.
4. Các chiến lược phân khúc thị trường hiệu quả
Doanh nghiệp muốn phân khúc thị trường hiệu quả cần áp dụng 2 chiến lược phân khúc cực kỳ hiệu quả sau:
4.1 Chiến lược tập trung
Khi doanh nghiệp đã xác định chỉ tập trung nguồn lực, kinh phí của mình vào duy nhất một phân khúc thì đó gọi là chiến lược tập trung. Doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp đang phát triển rất phù hợp áp dụng chiến lược phân khúc thị trường. Các đơn vị này chỉ tập trung vào một phân khách duy nhất và đó là minh chứng rõ ràng cho sự thành công của họ.
Chiến lược tập trung chỉ tập trung vào một phân khúc nhất định
Việc chỉ tập trung vào một phân khúc sẽ giúp doanh nghiệp không bị loãng sự tập trung so với nhiều phân khúc. Nhờ đó mà họ có thể tập trung tất cả nguồn lực, tài chính, thời gian, tài nguyên giúp nâng cao hiệu quả. Từ đó, giúp tiết kiệm tối đa chi phí tiếp thị online và hạn chế việc lãng phí nguồn nhân lực, vốn,… nếu tập trung ở nhiều phân khúc.
4.2 Chiến lược đa phân khúc
Thay vì tập trung vào một phân khúc thì có nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng chiến lược đa phân khúc. Tức là doanh nghiệp đó sẽ phát triển ở nhiều phân khúc. Chiến lược này được đánh giá là an toàn bởi việc thực hiện marketing đa kênh sẽ giúp đơn vị đó thu hút đông đảo lượng khách hàng. Kéo theo sự gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu từ việc bán hàng.
Chiến lược đa phân khúc hướng tới nhiều phân khúc khách hàng
Thế nhưng chiến lược này còn ẩn chứa một số nhược điểm là trong quá trình triển khai chiến dịch marketing ít hướng tới mục tiêu hơn. Điều đó dẫn tới chỉ số ROI trung bình thấp hơn so với các doanh nghiệp tập trung vào chiến lược tập trung một phân khúc.
5. 5 bước xác định phân đoạn thị trường hiệu quả
Thị trường kinh doanh hàng hóa dịch vụ hiện nay rất đa dạng, có độ cạnh tranh cao. Để có thể tồn tại trên thị trường thì chủ doanh nghiệp cần phải phân đoạn thị trường mục tiêu một cách phù hợp nhất. Sau đây là các bước phân khúc thị trường cần xác định để kinh doanh hiệu quả.
5.1 Bước 1: Hiểu rõ khách hàng hiện tại doanh nghiệp đang hướng tới
Bước đầu tiên, doanh nghiệp cần phải phân tích đối tượng khách hàng mình hướng tới. Bước này giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ, hiểu sâu về đối tượng khách hàng hiện có và dễ dàng hơn trong việc xác định xu hướng tồn tại của khách hàng ở thời điểm hiện tại.
Để hiểu rõ về khách hàng thì doanh nghiệp có thể áp dụng một số phương pháp đó là:
Hiểu rõ khách hàng hiện tại
-
Phỏng vấn khách hàng: Cách này được không ít doanh nghiệp áp dụng. Doanh nghiệp có thể liên hệ những khách hàng trung thành với thương hiệu trong thời gian dài tới tham dự buổi phỏng vấn. Đặt ra các câu hỏi liên quan để biết được nhu cầu, mong muốn của họ.
-
Phỏng vấn nhân viên kinh doanh: Nhân viên kinh doanh là đội ngũ thường xuyên phải đi thị trường nên họ chính là những người hiểu rõ về khách hàng nhất. Việc phỏng vấn đội ngũ này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tìm ra đặc điểm, nhu cầu và xu hướng của khách hàng.
-
Dữ liệu trên trang web: Website của doanh nghiệp chính là nguồn thông tin tin cây giúp thu thập thông tin khách hàng. Bạn có thể sử dụng công cụ Google Analytics để tìm hiểu cụ thể thông tin.
Ví dụ: Doanh nghiệp có thể sử dụng công cụ tìm hiểu hành vi các đối tượng khách hàng thường xuyên truy cập vào website nào, thời gian truy cập bao lâu.
Đọc thêm: Cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả nhất 2022
5.2 Bước 2: Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu
Doanh nghiệp muốn hiểu rõ về tệp khách hàng tiềm năng cần phải tiến hành vẽ chân dung khách hàng mục tiêu. Chân dung khách hàng chính là hồ sơ về khách hàng lý tưởng gồm có các thông tin cụ thể đó là: nhân khẩu học, đặc điểm hành vi, sở thích của khách hàng, yếu tố quyết định việc khách hàng mua hàng. Các bước vẽ chân dung khách hàng bao gồm:
Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu
-
Bước 1: Tiến hành thu thập thông tin khách hàng
-
Bước 2: Thực hiện xử lý dữ liệu
-
Bước 3: Tiến hành vẽ chân dung khách hàng mục tiêu dựa trên bước thu thập thông tin và xử lý dữ liệu.
Có thể bạn chưa biết: SWOT là gì? Cách thực hiện phân tích SWOT từ A đến Z
5.3 Bước 3: Nghiên cứu thị trường
Bước tiếp theo đó chính là nghiên cứu thị trường tức là tiến hành thu thập, xử lý và thực hiện phân tích thông tin khách hàng, đối thủ cạnh tranh lẫn thị trường mục tiêu doanh nghiệp hướng tới. Thực hiện bước này giúp cho doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc triển khai các chiến dịch tiếp thị phù hợp, hiệu quả. Khi marketing thành công sẽ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và trải nghiệm khách hàng tốt hơn.
Tiến hành nghiên cứu thị trường
5.4 Bước 4: Xác định phân khúc thị trường
Doanh nghiệp cần tiến hành xác định phân khúc thị trường phù hợp với tệp khách hàng mục tiêu và dịch vụ, sản phẩm hiện mình đang cung cấp. Muốn xác định đúng, chuẩn phân khúc thị trường cần phải trả lời các câu hỏi dưới đây:
Xác định phân khúc thị trường
-
Đối tượng khách hàng nào mà doanh nghiệp muốn hướng tới?
-
Khách hàng gặp vấn đề hay có nhu cầu gì?
-
Hiện tại, dịch vụ và sản phẩm do doanh nghiệp cung cấp có đáp ứng được nhu cầu, vấn đề của khách hàng hay không?
-
Doanh nghiệp đủ khả năng để đáp ứng phân khúc khách hàng nào?
-
Doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh ở phân khúc khách hàng nào?
5.5 Bước 5: Phân tích và đánh giá hiệu quả thị trường đã lựa chọn
Qua 4 bước kể trên thì doanh nghiệp dần xác định được phân đoạn thị trường. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chú ý khi đã xác định được thì không nên vội vàng. Trước hết hãy test thử một số chiến dịch tiếp thị để đánh giá hiệu quả phân khúc khách hàng mà mình hướng tới ở thị trường đấy.
Cần có thời gian để doanh nghiệp nghiên cứu, phân tích và đánh giá tính hiệu quả của các chiến dịch và phân khúc thị trường mục tiêu. Từ đó mới có thể đưa ra đánh giá phân khúc đó có giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu, lợi nhuận kinh doanh hay không và nó có đảm bảo tính ổn định không?.
6. Các phân khúc thị trường cần đảm bảo những tiêu chí gì?
Để phân đoạn thị trường hiệu quả trong các chiến dịch marketing đòi hỏi cần phải đáp ứng các tiêu chí đó là:
6.1 Tính đồng nhất
Trong cùng một phân đoạn thị trường thì các đối tượng khách hàng nằm trong đó sẽ sở hữu đặc điểm chung như: giống nhau về sở thích, nhu cầu,… Sự tương thích này rất có lợi cho doanh nghiệp trong việc đề ra kế hoạch marketing, trong việc hướng dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp tiếp cận đúng tệp khách hàng hiện có và khách hàng mục tiêu.
Một phân khúc khách hàng thường sở hữu tính đồng nhất về: sở thích, nhu cầu
6.2 Tính riêng biệt
Các doanh nghiệp cần phải ghi nhớ rằng mỗi phân khúc thị trường sẽ có tệp khách hàng khác nhau và đặc điểm của những khách hàng đó cũng là khác nhau. Trong một phân khúc thị trường lớn sẽ chứa các phân đoạn thị trường nhỏ và trong mỗi phân đoạn lại có các yếu tố liên quan như: nhân khẩu học, hành vi, tâm lý, địa lý,…. Và các yếu tố này không giống nhau, tất cả đều riêng biệt.
6.3 Có thể nhận biết được
Muốn thấu hiểu khách hàng trong từng phân đoạn thị trường thì doanh nghiệp cần phải thực hiện đo lường và nhận biết được. Những yếu tố này thể hiện cụ thể thông qua các thống kê, báo cáo,… đã được thực hiện ở mỗi phân đoạn thị trường.
Doanh nghiệp cần phải thực hiện đo lường và nhận biết được
6.4 Có thể thâm nhập và hoạt động hiệu quả
Khi đã chọn ra phân khúc thị trường mục tiêu phù hợp thì doanh nghiệp cần phải thực hiện nghiên cứu và sử dụng các giải pháp tiếp thị truyền thông thích hợp. Các biện pháp này giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc thâm nhập và kinh doanh thành công hơn với phân khúc mình đã lựa chọn. Các phương pháp marketing ở thời điểm hiện nay hết sức đa dạng và đội ngũ marketing có thể áp dụng đó là: thực hiện chiến dịch PR trên báo, cung cấp các chương trình ưu đãi,….
Có thể thâm nhập và hoạt động hiệu quả
6.5 Đủ lớn để sinh lời
Khi nghiên cứu phân khúc thị trường thì doanh nghiệp cần phải đảm bảo rằng tệp khách hàng nằm trong phân khúc đó phải đủ lớn để tăng việc tạo giá trị chuyển đổi từ đó giúp cho việc gia tăng lợi nhuận. Nó còn giúp cho danh tiếng của doanh nghiệp vươn xa và khẳng định vị thế của doanh nghiệp đó trên thị trường.
7. Doanh nghiệp cần gì để thực hiện được phân khúc thị trường hiệu quả?
Muốn thực hiện phân tích phân khúc thị trường hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp phải sở hữu đội ngũ nhân viên dày dặn về chuyên môn lẫn kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển marketing. Đội ngũ này cần tiến hành tìm hiểu, xác định đúng và chuẩn thị trường mục tiêu ngay từ ban đầu.
Doanh nghiệp cần có đội ngũ nhân viên marketing dày dặn kinh nghiệm
Đội ngũ này cũng cần phải nắm bắt được thế mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp ở đâu. Cùng với đó là khả năng đáp ứng dịch vụ, sản phẩm ra với thị trường, khách hàng tới mức độ nào? Kể từ đó thì quá trình nghiên cứu, phân tích phân khúc thị trường mới có thể thực hiện. Từ đó mới thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình.
8. Các lỗi thường gặp khi phân tích phân khúc thị trường
Trong quá trình phân tích phân khúc thị trường không thể tránh khỏi việc xảy ra một số lỗi. Những lỗi này nếu không biết cách khắc phục sẽ gây tổn hại cho doanh nghiệp. Sau đây, chúng tôi xin chỉ ra một số lỗi thường gặp trong quá trình phân tích để bạn đọc hiểu và tránh không mắc phải.
8.1 Lựa chọn phân khúc thị trường quá nhỏ
Việc lựa chọn thị trường cụ thể là rất quan trọng, tuy nhiên nếu chọn phân khúc thị trường quá cụ thể, quá nhỏ thì doanh nghiệp chỉ hướng tới một bộ phận khách hàng. Điều này có thể hạn chế tiềm năng của doanh nghiệp, không những vậy nó còn khiến thị trường dễ bị bão hoà, cơ hội gia tăng doanh thu bán hàng cũng bị hạn chế.
Doanh nghiệp lựa chọn phân khúc thị trường quá nhỏ
Để lỗi này không xảy ra thì đội ngũ nhân viên cần phải tiến hành nghiên cứu thị trường, khảo sát, phân tích online để đánh giá đúng tệp khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.
8.2 Tập trung quá mức vào phân khúc
Việc tập trung quá mức vào phân khúc khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thu hút thêm lượng khách hàng tiềm năng. Kéo theo không có sự gia tăng trong doanh thu cũng như lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tập trung quá mức vào phân khúc
Bên cạnh việc tập trung vào phân khúc thì doanh nghiệp cần phải song song nghiên cứu thêm nhiều tệp khách hàng mới, khách hàng tiềm năng có khả năng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình.
8.3 Không linh hoạt trong kinh doanh
Có không ít doanh nghiệp rơi vào tình trạng đi theo lối mòn trong kinh doanh. Vấn đề này khiến cho doanh nghiệp không tạo ra những điều mới mẻ, từ đó không thể gia tăng lượng khách hàng mới. Lỗi không linh hoạt trong kinh doanh có rất nhiều doanh nghiệp mắc phải và đây là bài toán khó không phải đơn vị nào cũng tìm ra được giải pháp.
Không có tính linh hoạt trong hoạt động kinh doanh
Để hạn chế điều này xảy ra thì doanh nghiệp có thể bổ sung hoặc thay đổi đội ngũ nhân sự, đa dạng sản phẩm kinh doanh, tập trung phân tích khách hàng để thấu hiểu hành vi tiêu dùng của họ,… Việc linh hoạt trong kinh doanh cực kỳ quan trọng nên tuyệt đối không được xem nhẹ yếu tố này.
Phân khúc thị trường ảnh hướng rất nhiều tới doanh số cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trước khi kinh doanh, bạn cần phải lên cho mình kế hoạch thật kỹ và lựa chọn phân khúc thị trường mục tiêu phù hợp nhất, việc thay đổi thị trường mục tiêu cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh. Vì vậy hãy tìm hiểu thật kỹ và đưa ra lựa chọn thông minh nhé. Chúc bạn thành công!