Bất cứ ngành nghề kinh doanh nào thì việc xảy ra rủi ro là điều không thể nào tránh khỏi do sự thay đổi bất ngờ từ nhiều yếu tố. Đối với mặt hàng gạo cũng không phải ngoại lệ, vậy nên các đại lý hay hộ kinh doanh phải lường trước mọi rủi ro khi kinh doanh gạo có thể xảy ra để có những biện pháp khắc phục hiệu quả nhất. Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây.
I. Kinh doanh gạo có tiềm năng hay không?
Đây là một trong những ngành chắc chắn sẽ phát triển vì gạo là một nguồn thực phẩm cơ bản và thiết yếu cho hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Dân số toàn cầu đang tăng lên, và nhu cầu tiêu thụ gạo cũng tăng lên theo. Đặc biệt, các nước châu Á như Việt Nam, Ấn Độ và Thái Lan là những quốc gia sản xuất và tiêu thụ gạo lớn nhất trên thế giới.
Kinh doanh gạo có tiềm năng hay không
Ngoài ra, với sự phát triển của nông nghiệp hiện đại, công nghệ canh tác và xử lý gạo ngày càng tiến bộ, điều này cũng tạo ra cơ hội kinh doanh trong ngành này. Các công ty và nhà kinh doanh có thể tận dụng những cải tiến công nghệ này để nâng cao chất lượng gạo và tăng năng suất sản xuất.
Tuy nhiên, kinh doanh gạo cũng đối mặt với một số thách thức. Cạnh tranh giữa các nhà sản xuất và xuất khẩu gạo là khá gay gắt, đặc biệt là trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, tình hình biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên khác cũng là một trong những rủi ro khi kinh doanh gạo, chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và giá cả gạo.
Tóm lại, kinh doanh mặt hàng này có tiềm năng phát triển do nhu cầu tiêu thụ và sự phát triển công nghệ, nhưng cũng đòi hỏi sự cạnh tranh và quản lý kỹ thuật tốt để thành công trong ngành này.
>> Xem thêm: Chia sẻ bí quyết kinh doanh gạo hiệu quả thu về lợi nhuận cao
II. Tổng hợp 5 rủi ro khi kinh doanh gạo
Ngay sau đây cùng POS365 tìm hiểu những trường hợp kinh doanh gạo thất bại mà bạn dễ dàng gặp phải trong quá trình buôn bán. Cùng tham khảo trong phần sau:
2.1 Nhà cung cấp kém chất lượng
Khi tìm kiếm trên mạng bạn sẽ rất dễ dàng tìm thấy nhiều nơi cung cấp gạo giá sỉ. Đa phần các địa chỉ này đều cam kết rằng sản phẩm của họ rất uy tín và có chất lượng tốt. Nhưng quá trình xác minh thì lại cần khá nhiều thời gian. Nhiều nhà cung cấp vì chạy theo số lượng và lợi nhuận mà không quan tâm đến chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ mà đã vội vàng nhập với giá cả thấp không có hoá đơn chứng từ.
Một số nhà cung cấp còn làm giả giấy tờ chứng minh chất lượng gây ra rủi ro khi kinh doanh gạo. Dấu hiệu của những nơi kém chất lượng thường là mập mờ, trì hoãn khi được yêu cầu cung cấp những giấy tờ liên quan.
Nhà cung cấp kém chất lượng
2.2 Thị trường nhiều rủi ro
Thị trường là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến bất cứ doanh nghiệp nào gây rủi ro khi kinh doanh gạo. Bởi vì là thực phẩm phổ biến với đa dạng các chủng loại và nguồn gốc, do đó các hộ kinh doanh nên xác định đúng thị trường.
Chẳng hạn như tại các khu vực đông dân cư, sinh viên, họ sẽ thường có xu hướng lựa chọn các loại gạo giá rẻ và trung bình. Còn đối với các khu chung cư, dân cư cao cấp họ sẽ chọn loại sản phẩm ngon và chất lượng. Vậy nên nếu bạn không lựa chọn đúng nhu cầu thị trường thì tình trạng tồn kho lâu dài rất dễ xảy ra.
Bên cạnh đó việc không nắm rõ nhu cầu thị trường có thể làm đại lý hay hộ kinh doanh nhập số lượng quá lớn mà không thể bán được trong thời gian ngắn dẫn đến khả năng thanh doanh chậm cho nhà cung cấp gây mất uy tín.
2.3 Marketing chưa hiệu quả
Đây là những hoạt động cụ thể để thu hút và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của mình qua việc tìm hiểu đúng nhu cầu mong muốn của họ. Nếu thực hiện quá trình Marketing đúng và hiệu quả sẽ giúp gia tăng doanh số bán hàng và thu về lợi nhuận cao hơn bao giờ hết.
Nhưng mỗi loại hình sẽ có chiến lược tiếp thị khác nhau, kinh doanh gạo cũng không ngoại lệ. Bạn cần tìm một chiến lược phù hợp để hạn chế tối đa rủi ro khi kinh doanh gạo chẳng hạn như: tình trạng đầu tư tiền bạc một cách bừa bãi, gây lãng phí mà không thu được kết quả tốt.
2.4 Rủi ro khi kinh doanh gạo từ việc bảo quản chưa tốt
Quá trình bảo quản chưa tốt có thể làm giảm chất lượng và giá trị của gạo, gây lãng phí nguồn hàng và ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Khi gạo được bảo quản không đúng cách, nó có thể bị nấm mốc, côn trùng hay vi khuẩn gây hỏng chắc chắn sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng và độ an toàn của gạo, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Rủi ro khi kinh doanh gạo từ việc bảo quản chưa tốt
Gạo bị hỏng có thể dẫn đến mất mát nguyên liệu và sản phẩm cuối cùng. Việc bỏ phí nguồn hàng có thể làm tăng chi phí sản xuất và giảm lợi nhuận. Trong trường hợp bạn cung cấp cho khách hàng gạo không đủ chất lượng, khách hàng có thể chuyển sang đối tác kinh doanh khác. Mất khách hàng có thể gây tổn thất tài chính và ảnh hưởng đến hình ảnh và danh tiếng của công ty.
2.5 Rủi ro về đối thủ cạnh tranh
Do kinh doanh gạo được đánh giá là không đòi hỏi quá nhiều về chi phí hay kiến thức quá cao nên rất nhiều người lựa chọn kinh doanh mặt hàng này. Có thể các địa lý không cần phải trả phí mặt bằng, lựa chọn được nhà cung cấp tốt với mức giá rẻ thì quá trình bán sản phẩm với mức giá thấp là điều vô cùng hiểu nhiên. Nếu sản phẩm không đảm bảo chất lượng, giá cả không cạnh tranh so với các đối thủ thì nguy cơ phá sản và lô cùng lớn.
Những rủi ro khi kinh doanh gạo khác mà không dự đoán được phải kể đến như: bão lũ, hạn hán, dịch bệnh hại cây lúa,... Đây là những yếu tố ảnh hưởng đến số lượng cũng như chất lượng gạo mà bạn khó có thể lường trước được.
>> Xem thêm: Kinh nghiệm kinh doanh rau củ quả từ A - Z
III. Giải pháp để hạn chế tối đa rủi ro khi kinh doanh gạo
Để tránh tối đa các rủi ro các thể xảy ra bạn có thể tham khảo một số giải pháp mà chúng tôi có thể gợi ý cho bạn trong quá trình kinh doanh như sau:
3.1 Lựa chọn nhà cung cấp uy tín
Trước khi hợp tác với các đối tác phân phối, các đại lý hoặc các hộ kinh doanh, bạn nên yêu cầu họ cung cấp đầy đủ các giấy tờ nguồn gốc và chứng nhận chất lượng. Đồng thời lựa chọn những nơi có uy tín và lâu đời trên thị trường.
Bên cạnh đó để chọn được nhà cung cấp chất lượng nhất bạn có thể so sánh giá cả của những nhà cung cấp khác nhau, nhưng hãy chú ý rằng giá thấp không đảm bảo chất lượng tốt. Hãy tìm một sự cân đối giữa chất lượng và giá cả để đảm bảo sự hài lòng cho cả khách hàng và kinh doanh của bạn. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng họ sẵn sàng hỗ trợ bạn trong trường hợp cần thiết và có thể giải quyết các vấn đề kỹ thuật hoặc giao hàng một cách hiệu quả.
>> Xem thêm: Hốt bạc với những bí kíp kinh doanh rau sạch kiếm lời nhanh nhất
3.2 Xây dựng nhóm khách hàng tiềm năng
Sau khi có được lượng khách hàng ổn định, bạn có thể lựa chọn mở rộng thị trường của mình theo hướng sỉ chẳng hạn như cung cấp cho các quán ăn, nhà hàng, nhà ăn trường học, công ty để có lượng khách hàng lớn và lâu dài nhất.
Giải pháp để hạn chế tối đa rủi ro khi kinh doanh gạo
3.3 Xây dựng chiến lược chăm sóc khách hàng
Bạn cần hiểu rõ mong muốn của khách hàng là điều vô cùng quan trọng. Các đại lý cần khảo sát để biết được nhu cầu của khách hàng mục tiêu chẳng hạn như họ thích loại gạo nào và sẵn sàng bỏ bao nhiêu tiền vào đó và từ đó có chiến lược chăm sóc khách hàng chẳng hạn như giảm giá thêm cho các khách hàng thân thiết.
3.4 Bảo quản chất lượng gạo
Để bảo quản gạo và hạn chế rủi ro khi kinh doanh gạo, có một số cách quan trọng mà bạn có thể tham khảo:
-
Lưu trữ trong môi trường khô ráo: Gạo nên được lưu trữ trong một kho lạnh, khô ráo và thoáng mát để tránh bị ẩm và nấm mốc. Nếu không có kho lạnh, hãy đảm bảo rằng không có độ ẩm cao trong không gian lưu trữ.
-
Đóng gói kín: Gạo nên được đóng gói kín để tránh tiếp xúc với không khí bên ngoài và ngăn chặn côn trùng hay mầm mống gây hư hỏng. Sử dụng bao bì chuyên dụng cho gạo, như túi ni lông hoặc hộp đựng gạo, để giữ cho gạo mới và an toàn.
-
Tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời: Ánh sáng mặt trời có thể làm mất màu sắc và chất lượng của gạo. Vì vậy, hãy lưu trữ gạo trong môi trường tối hoặc đóng gói gạo trong bao bì mà không cho ánh sáng xuyên qua.
-
Kiểm tra thường xuyên: Theo dõi thường xuyên tình trạng của gạo để phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu nấm mốc, côn trùng hoặc hư hỏng nào. Nếu phát hiện vấn đề, hãy loại bỏ ngay lập tức để ngăn chặn sự lây lan.
-
Sử dụng kỹ thuật FIFO: FIFO (First In, First Out) là kỹ thuật quản lý hàng tồn kho, trong đó gạo được sắp xếp theo nguyên tắc lấy hàng vào trước, đưa hàng ra trước. Điều này đảm bảo rằng gạo được sử dụng theo thứ tự và tránh việc lưu trữ gạo quá lâu.
-
Theo dõi các điều kiện ẩm và nhiệt độ: Đảm bảo rằng môi trường lưu trữ không có độ ẩm cao hoặc nhiệt độ không ổn định. Nhiệt độ và độ ẩm không thích hợp có thể gây hư hỏng gạo và làm giảm chất lượng.
-
Vận chuyển an toàn: Khi vận chuyển gạo, đảm bảo sử dụng các phương tiện vận chuyển phù hợp và đúng quy trình để tránh va đập hay hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
Bằng cách tuân thủ các nguyên tắc bảo quản trên, bạn có thể giữ gạo tươi ngon, an toàn và có chất lượng trong quá trình kinh doanh.
Trên đây chúng tôi đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về rủi ro khi kinh doanh gạo và cách khắc phục trong quá trình buôn bán, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn nếu đang muốn tham gia vào lĩnh vực này.