Tỷ suất lợi nhuận ròng là gì? Chỉ số này mang ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp? Nếu bạn chưa có sự hiểu biết về chỉ số này thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. Đừng bỏ lỡ thông tin đầy hữu ích này nhé.
1. Tỷ suất lợi nhuận ròng là gì ?
Tỷ suất lợi nhuận ròng là tỷ số giữa lợi nhuận nhận được trên tổng số vốn tại cùng 1 kỳ. Chỉ số này có mối liên kết chặt chẽ giữa doanh thu của công ty, doanh nghiệp với phần lợi nhuận ròng của cổ đông.
Còn lợi nhuận ròng là khoản thu nhập của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí như: giá dịch vụ, sản phẩm, thuế,… Đây là chỉ số thể hiện khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Chỉ số này là tỷ số giữa lợi nhuận nhận được trên tổng số vốn tại cùng 1 kỳ
Nếu lợi nhuận ròng dương tức là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, công ty tốt. Còn nếu chỉ số này âm tức là doanh nghiệp cần phải đánh giá lại, có kế hoạch, phương án điều chỉnh, giải quyết phù hợp.
2. Ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận ròng
Tỷ suất lợi nhuận ròng giúp xác định doanh nghiệp có khả năng tạo ra nguồn lợi nhuận đủ để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ số này cũng góp phần so sánh với ngành, so sánh hiệu suất của doanh nghiệp với đối thủ trong ngành.
3. Yếu tố làm ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận ròng
Có 3 yếu tố làm ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận ròng. Đó là:
3.1 Chi phí hoạt động
Lợi nhuận doanh thu, chi phí là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận ròng. Đặc biệt phải kể tới đó là chi phí kinh doanh, sản xuất. Nếu chi phí này hoạt động càng cao thì lợi nhuận ròng sẽ càng thấp. Lúc này, doanh nghiệp/công ty sẽ phải đề ra phương án tối ưu chi phí làm sao để tổng các khoản chi chỉ chiếm 30% doanh thu.
3.2 Giá thành đầu vào
Giá thành đầu vào của sản phẩm góp phần quyết định tới chi phí hoạt động kinh doanh. Nếu giá thành đầu vào của sản phẩm càng thấp thì lãi ròng sẽ càng cao. Chính vì thế, công ty, doanh nghiệp cần phải tìm kiếm nhiều nhà cung cấp khác nhau để tìm ra nhà cung cấp có mức giá tốt nhất và vẫn đảm bảo được chất lượng đầu ra của sản phẩm.
Giá thành đầu vào của sản phẩm quyết định tới chi phí hoạt động kinh doanh
3.3 Thuế doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần có trách nhiệm đóng đầy đủ thuế cho cơ quan nhà nước. Doanh nghiệp, công ty nếu muốn có lãi thì cần phải giảm tối đa các chi phí sản xuất, kinh doanh và nâng cao giá thành sản phẩm.
Tìm hiểu thêm: Lợi nhuận gộp là gì? Cách tính và những điều cần biết về lợi nhuận gộp
4. Công thức tính tỷ suất lợi nhuận ròng
Sau đây chúng tôi xin chia sẻ cho bạn đọc công thức tính tỷ suất lợi nhuận ròng để bạn đọc nắm bắt cách tính, đó là:
Tỷ suất lợi nhuận ròng = (lợi nhuận ròng : doanh thu thuần) x 100
Ví dụ: Trong quý III, công ty A có mức lợi nhuận ròng là 60.000 USD. Trong thời gian này, công ty A đạt doanh thu 180.000 USD. Vậy công ty A có tỷ suất lợi nhuận ròng là 33.33%.
5. Cách tăng tỷ suất lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp
Để tăng tỷ suất lợi nhuận ròng là bài toán khó các doanh nghiệp luôn tìm cách để giải quyết. Sau đây là một số phương pháp để bạn đọc tham khảo:
Theo dõi và tính toán hệ số biên lợi nhuận của từng quý, từng năm
-
Theo dõi và tính toán hệ số biên lợi nhuận của từng quý, từng năm. Từ đó so sánh và đánh giá mức lợi nhuận đạt được trên doanh thu tăng hay giảm như thế nào. Từ đó doanh nghiệp phải có phương án sửa đổi và điều chỉnh thích hợp.
-
Tiến hành nghiên cứu, tìm kiếm nhà cung cấp cung cấp nguồn hàng đảm bảo chất lượng với mức giá phải chăng. Để giảm thiểu tối đa chi phí thì doanh nghiệp cần tăng khả năng sản xuất.
-
Gia tăng quy mô sản xuất, hướng sản phẩm tới nhiều đối tượng khách hàng. Điều này góp phần mở rộng thị trường, xu hướng tiêu dùng giúp doanh nghiệp nâng cao doanh thu.
Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn đọc thông tin về tỷ suất lợi nhuận ròng. Mong rằng thông tin này đã giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích. Chân thành cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết này của POS365.
Lợi nhuận thuần là gì? Cách tính lợi nhuận thuần chính xác và đơn giản: https://www.pos365.vn/loi-nhuan-thuan-7028.html